Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như thế nào?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, thực hiện chức năng thẩm mỹ.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tính mới thế giới (nghĩa là chưa từng được bộc lộ ở bất cứ nơi nào dưới hình thức công bố hoặc sử dụng) và có thể dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp và không được tạo ra một cách dễ dàng đối với chuyên gia trung bình trong lĩnh vực tương ứng (tính sáng tạo).
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được pháp luật bảo hộ quyền khai thác kiểu dáng công nghiệp nhằm mục đích thương mại (sản xuất, đưa vào lưu thông, xuất nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó). Trong thời hạn bảo hộ (tối đa là 15 năm, chia thành ba kỳ hạn, hiệu lực 5 năm), bất kỳ người nào khai thác kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của Chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp đầu tư tài chính, vật chất, nhân lực để tạo ra kiểu dáng công nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định.
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định.
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bạn phải nộp các khoản phí và lệ phí (nộp đơn, công bố đơn, xét nghiệm nội dung, đăng bạ, cấp Bằng độc quyền, công bố Bằng độc quyền). Khi đã được cấp Bằng độc quyền, nếu muốn gia hạn hiệu lực sau 5 năm hoặc 10 năm, bạn phải nộp lệ phí 450.000 đồng.
Để quyết định có nên nộp đơn hay không bạn phải đánh giá kiểu dáng công nghiệp của mình theo các tiêu chuẩn bảo hộ.
- Cách bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp
- Nhãn hiệu “K+ & Hình” được xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Lào và Campuchia
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hà Giang cho sản phẩm cam sành
Theo Viettinlaw
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
- quy hoạch các khu công nghiệp hải phòng
- motor giảm tốc mini Dolin Taiwan
- Quạt hướng trục System Fan