SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Khuyên bạn nếu bị hoa mắt, chóng mặt thì nên và không nên ăn gì?

12:38, 29/11/2018
Các bác sĩ cho biết: Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu là bệnh lý thường gặp khi cơ thể đang mắc phải một số triệu chứng như viêm tai trong, đau nửa đầu, đột quỵ, hạ đường huyết, rối loạn tiền đình, thiếu máu, xuất huyết não (trường hợp hiếm hoi) …

Vì thế, nếu bạn thường bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu, ngoài đi khám bác sĩ thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây giúp cải thiện tình hình rất hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn

- Gừng: Đây là nguyên liệu thường được người dân châu Á dùng chế biến món ăn cũng như hỗ trợ tiêu hóa, trị rối loạn dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn hơn 2.000 năm qua.

Theo các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế trung tâm Maryland (Mỹ) cho biết, gừng cũng có thể trị viêm khớp, đau bụng, bệnh tim và chóng mặt rất hữu hiệu. Không chỉ vậy, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học (Mỹ) vào tháng 3/2003 cho biết, các nhà khoa học thuộc trường đại học Quốc gia Yang-Ming (Đài Loan) đã chứng minh rằng, gừng còn có thể khắc phục tình trạng chóng mặt và say tàu xe. Chỉ cần dùng từ 1 - 2g gừng là có thể giảm buồn nôn và say tàu xe nhanh chóng.

 

- Nước: Đây là thành phần quan trọng giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Nếu thời tiết nóng bức và bạn cảm thấy chóng mặt và đau đầu, nhiều khả năng cơ thể của bạn đang trong tình trạng mất nước. Vì vậy, mỗi ngày nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước (tương đương với 8 ly) để cân bằng cơ thể.

Đặc biệt, với những người thường xuyên tập luyện thể thao thì việc uống nhiều nước rất quan trọng, đặc biệt khi cảm thấy đuối sức hay mệt mỏi trong và sau khi tập luyện. Hơn nữa, nước sẽ giúp cơ thể bạn bài tiết các độc tố (nguyên nhân làm đau đầu và chóng mặt) một cách dễ dàng.

- Thực phẩm giàu vitamin C: Theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y khoa Hiroshima (Nhật Bản) cho biết, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị bệnh Meniere (có liên quan đến chứng chóng mặt) rất hiệu quả.

Vì thế, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm đối với 22 bệnh nhân tình nguyện dùng 600 mg vitamin C với 300 mg glutathione (chất chống ôxy hóa mạnh nhất cơ thể, mỗi tế bào đều cần có glutathione để cơ thể khỏe mạnh) mỗi ngày, liên tục trong 8 tuần.

Và kết quả cho thấy là, 21 trong số 22 bệnh nhân đã có những cải thiện đáng kể về chứng chóng mặt. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để khắc phục chứng chóng mặt hiệu quả hơn.

Những thực phẩm dồi dào vitamin C như: trái cây họ cam quýt, sơ ri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, kiwi và rau lá màu xanh đậm, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải.

- Thực phẩm giàu vitamin B6:

Chúng ta đều biết, Vitamin B6 là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Trong thực tế đã cho thấy, vitamin B6 có thể cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn, đặc biệt là chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc uống trị bệnh.

Do đó, để bổ sung vitamin B6, bạn nên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ.

Đặc biệt, Vitamin 6 có nhiều trong ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ...

Và các loại thực phẩm bạn không nên ăn:

- Không nên ăn quá mặn

Chúng ta đều biết rằng, muối natri rất cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy thận và chóng mặt.

Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên tiêu thụ quá 2-3 g muối mỗi ngày. Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh chứa nhiều muối như khoai tây chiên, bánh quy giòn, nước sốt cà chua, thịt nguội, xúc xích và thịt xông khói.

 

- Hạn chế uống rượu bia và cà phê

Bởi nồng độ cồn trong rượu bia và chất caffeine trong cà phê cũng là những chất kích thích góp phần làm tăng thêm chứng buồn nôn, chóng mặt và đau đầu. Vì thế, bạn nên tránh dùng những loại thức uống này để nhanh chóng “chào tạm biệt” chứng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu, theo khuyến cáo từ các nhà khoa học trường đại học Y tế trung tâm Maryland (Mỹ).

- Bạn cũng không nên ăn nhiều đường

Các chuyên gia khuyến cáo, dùng thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường cũng là lý do khiến tình trạng chóng mặt kéo dài. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chúng ta chỉ nên tiêu thụ đường mỗi ngày ở mức 6 muỗng cà phê (đối với nữ) và 9 muỗng cà phê (đối với nam) là an toàn cho sức khỏe.

Cùng với đó, bạn cũng nên dùng thêm ngũ cốc nguyên hạt, hoặc sữa ít chất béo để ngăn chặn sự mất cân bằng lượng đường trong máu.

Đặc biệt, để hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt, bạn nên tránh việc đứng dậy đột ngột, dễ làm cơ thể mất thăng bằng và gây choáng váng thoáng qua.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 58 giây trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.