SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Để tạo đà sản xuất vắc xin, châu Phi cần chú trọng tới quyền sở hữu trí tuệ

14:42, 16/03/2023
(SHTT) - Các chuyên gia y tế khuyến nghị các Chính phủ châu Phi nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vắc xin và thuốc được sản xuất tại những quốc gia của lục địa này để gặt hái những thuận lợi từ việc xây dựng đà sản xuất vắc xin.

Trước đó, một số quốc gia ở châu Phi đã đầu tư vào nghiên cứu cũng như phát triển vắc xin và thuốc, tuy nhiên, họ cuối cùng lại từ bỏ việc nghiên cứu hoặc bán quyền SHTT cho các công ty nước ngoài. Điều này đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất vắc xin ở châu Phi.

Do đó, Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) hiện đang nỗ lực đàm phán để sở hữu lại bản quyền công nghệ từ những công ty đã mua thông qua Chiến lực ứng phó với Covid-19 của châu Phi. Tuy nhiên, đây dường như là một nhiệm vụ khó khăn.

Tiến sĩ Lwazi Manzi, Trưởng ban Thư ký của AU trả lời trang tin The EastAfrican tại Hội nghị Quốc tế về Chương trình nghị sự về Sức khỏe Châu Phi (AHAIC) diễn ra vào tuần trước ở Ru-an-đa: Để thúc đẩy dây chuyền sản xuất, chúng tôi cần sở hữu lại quyền SHTT cho vắc xin được sản xuất tại lục địa từ những bên đã mua. Họ không muốn chia sẻ lại bản quyền về thuốc và đó là thách thức đối với chúng tôi. Họ lo ngại ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình.

chau phi

 

Tiến sĩ chia sẻ thêm, trung tâm mRNA thuộc Afrigen ở Nam Phi đã cố gắng sở hữu công nghệ mRNA của họ từ Moderna (hiện là chủ sở hữu công nghệ mRNA) nhằm tạo điều kiện chuyển giao quy trình tới các đoàn khác nhau trong trung tâm này. Tuy nhiên, Moderna từ chối chia sẻ quyền sáng chế.

Do đó, trung tâm mRNA ở châu Phi đã “sản xuất vắc xin nhờ điều chế tương tự vắc xin của Moderna”. Nếu các quốc gia châu Phi có quyền SHTT của vắc xin và thuốc, họ có thể chia sẻ chúng với các nước láng giềng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các hành vi sai lệch về vắc xin. Tiến sĩ Lwazi cũng chỉ ra, để bắt kịp lĩnh vực sản xuất vắc-xin và thuốc, lục địa này cần định vị mình là một nhà sản xuất và cho ra một sản phẩm đến từ châu Phi.

Các chuyên gia chia sẻ, các sản phẩm từ châu Phi cần phải có quy trình nhanh chóng đạt được chứng nhận về chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu không, các bên đặt hàng sẽ đánh giá sản phẩm từ châu Phi chưa đủ tốt. Tiến sĩ Lwazi cho biết việc có được bằng chứng về chất lượng của WHO vẫn là một thách thức đối với các sản phẩm của châu Phi, nhưng họ đã tham gia với WHO về vấn đề này và dường như đang có tín hiệu tích cực.

Các nhà mua sắm lớn như Liên minh Vắc xin (Gavi), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef) và những bên khác chỉ đặt mua sản phẩm đạt tiêu chuẩn WHO. Một số sản phẩm của Châu Phi đã đạt phê duyệt sử dụng của WHO. Các chuyên gia lưu ý, cần đạt được sự đồng thuận về ưu đãi mua hàng, mô hình này giúp đưa sản phẩm của châu Phi lên hàng đầu.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Thời gian qua, phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang 'lộng hành' trên thị trường. Tuy nhiên người nông dân rất khó phân biệt được “thật, giả”. Vì vậy cần có giải pháp xử lý hiệu quả, triệt tiêu tận gốc.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng thành phố Lào Cai đã liên tiếp đấu tranh, xử lý 3 cửa hàng kinh doanh trang sức mỹ ký thời trang không rõ nguồn gốc, không có giấy đăng ký kinh doanh, thu giữ 6.680 sản phẩm với tổng giá trị trên 400 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đoàn liên ngành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát thị trường, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp tết Trung thu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian gần đây, lực lượng chức năng trên cả nước đã liên tục phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong kinh doanh các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo các quy định của pháp luật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa tiến hành khám phương tiện vận tải, trên xe ô tô biển kiểm soát 11C-0xx.xx và thu giữ 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.