SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Khỏi côvy sau 10 ngày ở nhà, không lây cho ai: F0 chia sẻ cách hay, chi tiết từng việc nên làm

15:17, 15/01/2022
Hiện giờ tại Hà Nội có rất nhiều F0 tự điều trị tại nhà. Có những trường hợp tình trạng nặng lên nhưng cũng có những người lại dễ dàng vượt qua được vi rút.

Hiện giờ tại Hà Nội có rất nhiều F0 tự điều trị tại nhà. Có những trường hợp tình trạng nặng lên nhưng cũng có những người lại dễ dàng vượt qua được vi rút.

Mọi người liệu có tò mò xem những người ‘dễ dàng vượt qua’ họ đã làm gì để chiến thắng được côvy không?

Theo thông tin mình đọc được trên bái Vietnamnet, đó là chia sẻ về một trường hợp cũng là F0 tự điều trị tại nhà nhưng chỉ sau 10 ngày đã cho kết quả âm tính.

Vậy họ có bí quyết gì để vượt qua nhanh như vậy, mọi người tham khảo chi tiết ở nội dung mình chia sẻ lại phía dưới nha!

Tình hình viurs phức tạp nên hiện nay có rất nhiều F0 phải tự điều trị tại nhà do. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Điều cần chuẩn bị đầu tiên

Anh này tên Nguyễn Thế Tùng, sống ở một chung cư thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi biết mình tiếp xúc với F0, anh tự đi làm test nhanh, 2 lần đều có kết quả âm tính.

Tới ngày 16/12/2021, anh làm test mẫu đơn thì cho kết quả dương tính. Từ lúc tiếp xúc với F0 đến khi phát hiện là 10 ngày.

Khi nhận tin mình là F0, điều đầu tiên anh làm là xác định điều mình cần chuẩn bị trước hết là tinh thần luôn luôn tích cực. Thay vì lo sợ, anh Tùng chủ động tham khảo phác đồ điều trị từ trạm y tế địa phương và học hỏi thêm kinh nghiệm từ bạn bè có chuyên môn.

Anh đã liên hệ ngay với Ban quản lý toà chung cư và được hướng dẫn cách ly tại nhà. Bên y tế phường yêu cầu gia đình tự phun khuẩn, không cấp thuốc vì triệu chứng nhẹ.

Anh Tùng cho biết: "Thời gian đầu, tôi không có triệu chứng rõ rệt (vì đã được tiêm 2 mũi vắc xin), cổ họng hơi đau, sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho gà”.

Tích cực chữa trị nên khoảng sau 5 ngày, tình trạng giảm dần.

Lịch trình mỗi ngày của anh là:

- Ăn uống đầy đủ;

- Chuẩn bị nồi xông (gồm sả, gừng, quế);

- Chuẩn bị nước, sả, gừng, chanh, mật ong để uống.

- Cùng với đó là bổ sung vitamin C;

- Kết hợp đo nồng độ oxy, huyết áp, nhiệt độ vào mỗi buổi sáng.

- Thường xuyên súc họng bằng nước muối.

- Chuẩn bị sẵn thuốc và vitamin để sử dụng nếu mệt. Ngoài ra, anh tăng sức đề kháng bằng cách uống nước cam, sả, mật ong, hay nước quế.

Trong suốt 10 ngày tự cách ly tại nhà, buổi sáng anh Tùng súc họng bằng nước muối, dùng nước muối nhỏ mắt, nhỏ mũi, ăn sáng xong uống thuốc bổ - tổng hợp vitamin.

Buổi trưa, anh Tùng lại súc họng, nhỏ mũi, uống vitamin C sủi. Buổi tối, nấu nước xông 10-15 phút rồi tắm qua lại bằng nước xông.

Theo anh Tùng thì điều quan trọng là phải giữ vững tinh thần lạc quan trước virus. Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet

Anh Tùng chia sẻ: Kết hợp nước xông để sôi - mở nắp 30 phút cho hương bay khắp nhà. Ngày có thể xông 2 lần. Thành phần xông gồm: Chanh, sả, vỏ chanh, vỏ bưởi, vỏ cam, gừng, một chút rượu trắng, một chút muối.

Anh Tùng chủ yếu chữa bằng đường hít thở như: Hít khí xông, hít dầu Phật Linh, ăn nhiều hoa quả đặc biệt cam, bưởi.

Cách sinh hoạt cùng người thân khác trong nhà

Anh Tùng sống cùng vợ nhưng khi bị F0 thì ngủ riêng phòng với vợ. Một người chuyên nấu ăn (đeo 2 lớp khẩu trang, găng tay). Trước và sau khi nấu dùng cồn xịt khu bếp, mỗi người tự lấy cơm về phòng ăn, mỗi người bộ bát, cốc riêng, ăn xong tự rửa, xịt cồn khu rửa bát.

Túi rác xịt cồn, bọc 2 túi, và có nhân viên đến thu. Ai lấy cơm xong thì gọi người khác ra lấy. Trước khi lấy cơm, xịt cồn toàn bộ cơ thể rồi mới vào khu vực lấy cơm.

Vợ anh đặt mua thực phẩm và thuốc trên chợ online của chung cư. Các chủ cửa hàng rất nhiệt tình, còn mua giúp vợ chồng anh những thứ không có trong cửa hàng. Nhận chuyển khoản xong, họ giao tới cổng rồi bảo vệ mang đến tận căn hộ.

Anh Tùng chia sẻ: "Vì được điều trị tại nhà nên tôi cảm thấy vui vẻ, tâm trạng tốt hơn. Trước đó, tôi lo sợ chữa trị tập trung vì không gian chật hẹp và giờ giấc bữa ăn có thể bất tiện. Nhà vệ sinh cũng có thể đông người phải chờ đợi nên tôi cảm thấy thật sự may mắn khi cách ly tại nhà".

Anh Tùng nói thêm: “Trong thời gian nhiễm, tôi vẫn cố gắng vận động, tập thể dục, giặt đồ, lau nhà mà không cần nhờ đến vợ. Giữ tâm trạng tốt, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ. Ba điều đó là quan trọng nhất giúp tôi nhanh khỏe”.

Ngoài ra anh Tùng giữ cho tâm lý thoải mái bằng cách cập nhật Facebook cho bạn bè biết tình trạng sức khoẻ, mọi người hỏi thăm nhiều nên thoải mái hơn.

Đến ngày 26/12/2021, anh Tùng đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2... Nhờ sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng nên anh vượt qua dịch một cách khá nhẹ nhàng.

Thay đổi thói quen và những kinh nghiệm được đúc rút sau khi khỏi cô vít

Hiện tại, thì anh Tùng cũng cảm thấy biết ơn vì nhờ đợt ốm này mà bản thân thay đổi được một số thói quen không tốt. Đó là không dám tắm khuya và chuyển từ uống nước lạnh thường xuyên sang uống nước ấm, trữ sẵn trong bình giữ nhiệt.

Anh bày tỏ: “Ngoài sự nỗ lực của cả hai vợ chồng, tôi cảm ơn tất cả mọi người đã tiếp tế lương thực, tư vấn cách chữa trị để tôi nhanh chóng vượt qua. Qua đợt dịch này mới cảm thấy được hết tình nghĩa của mọi người xung quanh dành cho mình. Trong khốn khó, tình người càng được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Vợ chồng tôi rất biết ơn sự đồng hành, giúp đỡ của tất cả mọi người”.

Cần lưu số điện thoại của Y tế phường để nếu cần thì có thể liên lạc. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Những kinh nghiệm anh Tùng rút ra được như sau:

- Đầu tiên là phải giữ tinh thần thật bình tĩnh. Nên chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin chính quy, đáng tin, theo dõi trang thông tin của Bộ Y Tế. Ngoài việc cách ly và 5K, cố gắng sinh hoạt như bình thường, tức là làm việc online, xem phim, đọc sách… chứ đừng chỉ tập trung vào chuyện mình nhiễm virus.

- Mua bộ xét nghiệm nhanh để có thể tự kiểm tra ở nhà. Nếu kết quả dương tính nhất thiết phải báo ngay cho y tế phường, ban quản lý tòa nhà hoặc tổ trưởng tổ dân phố để được xét nghiệm PCR.

- Lưu số điện thoại của y tế phường để liên hệ và báo cáo tình hình của gia đình trong quá trình cách ly.

- Đo thân nhiệt, huyết áp ít nhất 2 lần/ngày và ghi lại.

- Phải ăn đủ bữa để còn sức "chiến đấu" dài. Ăn hoa quả nhiều vitamin như cam, bưởi, uống nước chanh, nước dừa. Uống thật nhiều nước có thể, nước ấm càng tốt. Pha vitamin sủi uống sau khi ăn sáng, ăn trưa.

- Ngậm và súc miệng với nước muối pha loãng.

Vượt qua những trải nghiệm do cô vít gây ra, anh Tùng càng nhận thức rõ ràng hơn về mức độ nghiêm trọng của dịch. Nếu có thể, hãy chuẩn bị thuốc men và tinh thần lạc quan nhất để sẵn sàng chống chọi nếu bị virus hỏi thăm. Phải tự cứu lấy mình, nhất định không được tuyệt vọng.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy rất hay nên chia sẻ lại cho mọi người cùng biết. Vậy mới thấy tinh thần chiến đấu và sự lạc quan trước mọi tình huống quan trọng tới mức nào. Chúc mọi người, đặc biệt là những người đang nhiễm cô vít sẽ sớm chiến thắng virus giống như anh Tùng vậy.

Tổng hợp : Webtretho 

Tin khác

Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Cách làm món trứng hấp đậu phụ, thịt băm ngon quắt tai:
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Miếng dưa giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Để có một đĩa miến xào ngon miệng và bắt mắt thì việc tưởng chừng đơn giản lại ít ai biết cách thực hiện được. Với những hướng dẫn cụ thể sau đây, món miến xào của bạn chắc chắn sẽ ngon và lại không bị dính, trông càng thêm hấp dẫn đấy! Tham khảo ngay nhé!
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là 12 công thức pha nước chấm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Có ai nghiện mít giống em không, chồng con chả ai ham nên lần nào cũng mua mấy cân về ăn một mình. Mít đang vào mùa vừa giòn ngọt lại rẻ, thế mà chẳng dám ăn nhiều vì sợ nóng các mẹ ạ. Số em toàn mê của độc, nhiều khi thèm cũng chẳng dám mua cũng vì sợ hại sức khỏe, rồi lại nổi mụn, xấu xí, già nua.