SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 19/04/2025
  • Click để copy

Khoảng trống trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

08:29, 30/05/2024
(SHTT) - Tại Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 29/5, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là bảo đảm an toàn thực phẩm sau những vụ ngộ độc liên tiếp xảy ra thời gian qua.

Theo đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) nêu số liệu, 4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 24 vụ với 835 người bị ngộ độc (03 người tử vong). "Số liệu trên chưa tính 2 ca đại ngộ độc trong tháng 5 lên đến hơn 1000 người ngộ độc từ bánh mì Băng và bếp ăn tập thể Shiwon tại Vĩnh Phúc” – đại biểu nói. 

Theo đại biểu Tâm, thức ăn đường phố tại Việt Nam mang lại sự tiện dụng cho người dân, phù hợp với túi tiền của nhiều người…, thậm chí có tới năm món ăn Việt Nam đã lọt vào top 100 món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á.

Đại biểu Tâm nói việc quản lý của ngành liệu có hiệu quả khi mỗi ngày có đến hàng triệu xe thức ăn, đồ uống lưu động, bếp ăn tập thể cho công nhân, học sinh… Các cơ sở hoạt động lại sau khi bị đình chỉ liệu có đưa ra quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh hay không, bởi có cơ sở sẵn sàng từ bỏ thương hiệu để lập ra cơ sở mới…

Xét về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, hầu hết các cơ sở này đều dính sai phạm. Điển hình như cơm gà Trâm Anh (Khánh Hòa), bánh mì Phượng (Hội An) dù có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng những cơ sở mà họ nhập nguyên liệu vẫn không thể đảm bảo truy xuất hết nguồn gốc thực phẩm, bản thân các cơ sở này không lưu mẫu để kiểm định khi cần. 

an toan thuc pham1

 

Đại biểu chỉ rõ, theo Nghị định 15/2018 của Chính phủ, đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đáng chú ý là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, bếp ăn tập thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố… mà thuộc đối tượng quản lý của ngành công thương. 

Từ đó, đại biểu đặt câu hỏi, việc quản lý của ngành công thương có hiệu quả? khi mà mỗi ngày, có hàng triệu xe kinh doanh thức ăn, đồ uống lưu động, bếp ăn tập thể cho công nhân, học sinh ngày càng phổ biến? Ngay cả việc có được quản lý bằng các giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, khi vi phạm, ngoài việc đình chỉ hoạt động thì sau khi tiếp tục được kinh doanh, liệu các cơ sở này có đưa ra được quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh hơn? Hay thậm chí, họ sẵn sàng từ bỏ thương hiệu rồi lập ra cơ sở mới? 

"Dễ dàng nhận thấy khoảng trống trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người dân, du khách; là một nước có mặt hàng xuất khẩu chính là thực phẩm, uy tín của Việt Nam đối với các đối tác kinh doanh trên thế giới ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng khi mức độ nhiễm bẩn thực phẩm gia tăng" - đại biểu nhận định. 

Chính vì thế, đại biểu cho rằng, rà soát lại quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới là việc làm cần thiết. Đồng thời đề nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đường phố. Theo đó, rà soát và nâng mức xử phạt đối với sai phạm trong hoạt động kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chế tài đủ mạnh để răn đe; Tập trung đầu tư nguồn lực trong đó quan tâm đến nguồn nhân lực cho hoạt động này.

Tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kịp thời xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng cung cấp của từng cơ sở bán hàng lưu động, đường phố… Việc này sẽ tạo thuận lợi cho cả người mua trong việc truy xuất, giám sát nguồn gốc, báo cáo cho cơ quan chức năng, vừa tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý trong việc xử lý sai phạm.

Trước đó, trong phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) cũng nhìn nhận thời gian qua các vụ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể xảy ra liên tục khiến hàng trăm người phải nhập viện cấp cứu.

“Vấn đề ở đây nguyên nhân gây ngộ độc do đâu? Do cơ chế còn khoảng trống trong sự chồng chéo của các quy định pháp luật hay việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng” – đại biểu Thi nêu vấn đề và đề nghị Chính phủ có đánh giá rõ hơn, đề ra các giải pháp quản lý chặt chẽ hơn về an toàn thực phẩm trong thời gian tới.

Minh Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa đột xuất kiểm tra cơ sở sản xuất hàng dệt kim tại huyện Hoài Đức, thu giữ 14.000 đôi tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa triệt phá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả tại thôn Bãi Sim, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Là nhân vật được công chúng biết đến rộng rãi, Chu Thanh Huyền trong thời gian gần đây hoạt động kinh doanh rất sôi nổi trên các kênh bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, loạt lùm xùm liên quan tới nguồn gốc và các nội dung quảng cáo 'nổ' đang khiến người tiêu dùng vô cùng thất vọng.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Một thương hiệu lâu đời bị sử dụng tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Cơ quan giám định, thanh tra, quản lý thị trường đều xác nhận có vi phạm. Nhưng tòa án lại phán không. Vụ tranh chấp giữa Nhựa Bình Minh và Nhựa Bình Minh Việt gióng lên hồi chuông về tư duy pháp lý xét xử của toà án.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Trước tình trạng tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
. ..