SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Khoai lang Lộc Bình được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

11:13, 30/11/2018
(SHTT) - UBND huyện Lộc Bình, Lạng Sơn đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức lễ đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm khoai lang huyện Lộc Bình.

Khoai lang là đặc sản của huyện Lộc Bình, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Hiện nay, diện tích trồng khoai lang trên địa bàn huyện Lộc Bình đạt gần 600 ha, sản lượng đạt gần 4.500 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã: Khuất Xá, Tú Mịch, Lục Thôn, Tú Đoạn; thu nhập từ khoai lang đạt từ 35-40 tỷ đồng/năm. Điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp cho cây khoai lang sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên, diện tích và sản lượng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. 

Vì vậy để khoai lang Lộc Bình có thể đạt điều kiện kinh tế cao hơn, Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho Hội Làm vườn, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Bình với sản phẩm khoai lang.

khoai lang loc binh

 

Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, UBND một số huyện và đông đảo nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong thời gian vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cao khô Vạn Linh của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vạn Linh, Chi Lăng, Lạng Sơn. Đây được xem là cơ hội để khẳng định giá trị thương hiệu, giúp người dân phát triển kinh tế.

Mì khô (dân địa phương thường gọi cao khô) là đặc sản của Lạng Sơn với hương thơm của gạo, vị dai, dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món. Nghề làm cao khô (mì khô) đã xuất hiện ở đây từ lâu đời. Nhiều gia đình tại đây hiện nay vẫn duy trì và phát triển nghề cha ông để lại này.

Đặc biết, khi nhắc đến cao khô Vạn Linh, không ít người đều biết đây là sản phẩm thủ công do người dân xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng làm ra. Với bà con dân tộc Nùng ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thì mỳ khô (hay còn gọi là cao khô) được chế biến từ những hạt gạo địa phương, là món đặc sản luôn được đem ra đãi khách phương xa với niềm tự hào.

cao kho

 

Cao khô Vạn Linh được người dân sản xuất từ nhiều loại gạo ngon, trong đó chủ yếu là gạo bao thai do người dân sở tại làm ra. Sản xuất cao khô là nghề truyền thống của người dân ở đây. Phải mất 2 ngày và nhiều công đoạn mới có thể cho ra những sợi cao khô trắng, dai, thơm và vị ngọt bùi của gạo. Cao khô có thể chế biến thành nhiều món ăn và nhiều cách làm khác nhau. Hiện xã Vạn Linh có hơn 100 hộ sản xuất cao khô, tập trung chủ yếu ở thôn Phố Cũ và Phố Mới. Với sản lượng hơn 1.000 tấn/năm, sản phẩm này được cung cấp đến nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa được cấp thương hiệu nên mặt hàng này chủ yếu được các tư thương đến thu mua chứ chưa thu hút được doanh nghiệp nào đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, cao khô Vạn Linh được tiêu thụ một cách bấp bênh và thường xuyên bị ép giá.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người sản xuất và khẳng định giá trị của thương hiệu Cao khô Vạn Linh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cao khô Vạn Linh của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vạn Linh. Nhận định của chuyên gia, đây là cơ hội khẳng định giá trị thương hiệu cho mặt hàng nông sản của bà con vùng cao; góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Minh Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa xử phạt đối với 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Suntory PepsiCo Việt Nam và nhãn hàng Pepsi đã tổ chức sự kiện “Pepsi – Thirsty for more” nhân kỷ niệm 30 năm sản phẩm Pepsi đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đánh dấu kỷ nguyên mới. Sự kiện cũng nhằm đánh dấu sự kiện Pepsi thay đổi bộ nhận diện toàn cầu mới.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Trong đó, Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về các sản phẩm OCOP.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định số 9358/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể “Cây giống lâm nghiệp Hữu Lũng” cho sản phẩm cây giống lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.