SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Khoa học chứng minh: thực vật 'biết' mình bị ăn

06:35, 14/04/2017
(SHTT) - Một nghiên cứu mới có tên Modern Farmer do các nhà khoa học Đại học Missouri thực hiện cho thấy thực vật có thể cảm nhận được khi chúng bị ăn và thực hiện các cơ chế phòng thủ để ngăn chặn điều này.

Nghiên cứu được thực hiện trên cây cressa (tên khoa học là Arabidopsis), họ hàng của bông cải xanh, cải xoăn, rau mù tạt và các loài thực vật thuộc họ brassica. Cressa là loài cây đầu tiên được giải mã gen và các nhà khoa học quen thuộc với cách thức hoạt động của nó.

khoa hoc chung minh thuc vat biet minh bi an 1

 Cải xoăn 

Để xác định liệu thực vật có “biết” bản thân đang bị ăn hay không, các nhà nghiên cứu của Đại học Missouri đã thu âm chính xác những rung động mà con sâu bướm tạo ra khi ăn lá cây cressa với giả thiết là cây cối có thể cảm nhận hoặc nghe được rung động này.

Họ chứng thực thí nghiệm bằng cách mô phỏng các rung động tự nhiên như tiếng ồn do gió gây ra mà cây trồng có thể gặp phải.

Kết quả cho thấy, loại rau cay này đã tiết ra dầu cay giống mù tạt có mức độc hại nhẹ qua lá để ngăn “kẻ tấn công”. Ngoài ra, khi cảm nhận hoặc nghe thấy rung động nhai từ sâu bướm, cressa càng tiết ra nhiều dầu cay hơn. Tuy nhiên, với các rung động mô phỏng khác, chúng không hề phản ứng.

khoa hoc chung minh thuc vat biet minh bi an

 Khoa học chứng minh: thực vật 'biết'  mình bị ăn

Bà Heidi Appel, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Phòng Khoa học Thực vật thuộc Học viện Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên, và Trung tâm Khoa học Đời sống Trái đất tại Đại học Missouri, cho biết: “Nghiên cứu trước đây đã khảo sát cách thức cây trồng phản ứng với âm thanh, bao gồm âm nhạc. Tuy nhiên, nghiên cứu này của chúng tôi là ví dụ đầu tiên về cách thức cây trồng phản ứng với rung động có liên quan đến sinh thái. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu của rung động nhai làm xuất hiện các thay đổi trong quá trình trao đổi chất của các tế bào thực vật, tạo ra nhiều hóa chất phòng thủ có thể đẩy lùi cuộc tấn công từ sâu bướm”.

Điều này chứng minh thực vậy hoàn toàn có thể cảm nhận được chúng đang bị ăn và thực hiện cơ chế “tự vệ”. Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ trước phát hiện mới này!

Lê Phương

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.