SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Khaisilk bán lụa Trung Quốc: Xử lý như thế nào?

11:00, 27/10/2017
(SHTT) - Câu chuyện Khaisilk bán lụa Trung Quốc đang trở thành tâm điểm của dư luận và vấn đề người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay là Khaisilk sẽ bị xử lý như thế nào.

Khaisilk bán lụa Trung Quốc: Cú tát vào niềm tin của người tiêu dùng Việt

Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Khaisilk - Made in Vietnam". Đứng trước thông tin này, sau một hồi lâu im lặng, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng, thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc. Giải thích về vấn đề này, doanh nhân Hoàng Khải cho rằng bản thân xao nhãng quản lý, sai lầm trong cách định vị sản phẩm và xuất xứ hàng hóa không rõ ràng đã dẫn đến hậu quả những ngày qua.

khaisilk ban lua trung quoc 1

 Khaisilk bán lụa Trung Quốc: Cú tát vào niềm tin của người tiêu dùng Việt

Tồn tại từ lâu trong lòng người dùng Việt, Khaisilk ngày càng khẳng định địa vị của mình với đẳng cấp sang trọng, rất nổi tiếng trong mắt nhiều du khách. Khaisillk cũng là một trong những thương hiệu nhiều người tin dùng và chọn làm quà tặng cho các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Nhiều du khách, người Việt tin tưởng mua khăn lụa Khaisilk để kỷ niệm cho người thân, bạn bè, cấp trên, đối tác... vì sự trân quý về lụa do bàn tay, khối óc người Việt làm, cũng là sự ủng hộ thương hiệu Việt.

Vì vậy lời thú nhận của ông chủ Hoàng Khải như một cú tát vào niềm tin của người tiêu dùng về một thương hiệu Việt, vốn được ưa chuộng suốt 3 thập kỷ. Mặc dù lời xin lỗi của ông Khải đã thể hiện sự thẳng thắn, có trách trách nhiệm. Tuy nhiên, điều này không thể cứu vớt được sự tổn thất về niềm tin, tiền bạc của người tiêu dùng. Không chỉ thế, một số ý kiến còn đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, khởi tố vụ án về tội giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Khaisilk bán lụa Trung Quốc: Xử lý như thế nào?

Vào chiều ngày 26/10, Đội Quản lý thị trường 14 của thành phố Hà Nội phối hợp với cảnh sát kinh tế gồm PC 16, PC 49... và các lực lượng chức năng đã xuống kiểm tra cửa hàng mang thương hiệu Khaisilk tại số 113 Hàng Gai.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, thu giữ 52 mẫu sản phẩm khác nhau gồm: khăn, quần áo, caravat…với tổng trị giá trên 30 triệu đồng.

Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin về vụ việc khăn lụa của Khaisilk vừa gắn mác "Made in China", vừa gắn mác "Made in Vietnam".

khaisilk ban lua trung quoc

 Xử lý Khaisilk như thế nào?

"Văn phòng Bộ xin truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý", theo văn bản từ Bộ Công Thương.

Trước vấn đề Khaisilk sẽ bị xử lý như thế nào, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM xung quanh vụ việc này, luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng cần phải làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất, Khaisilk có thực hiện việc đặt gia công, sản xuất sản phẩm và nhập hàng hóa tại TQ hay không. Nếu có thì việc trên nhãn hàng hóa của Khaisilk ghi “Made in China” là chuyện bình thường. Bởi đây là chỉ dẫn nơi sản xuất hàng hóa, chất lượng vẫn được Khaisilk bảo hộ.

Thứ hai, nếu Khaisilk không thực hiện việc đặt gia công sản xuất hàng hóa tại TQ mà lấy hàng do một doanh nghiệp của TQ sản xuất, sau đó Khaisilk nhập về Việt Nam gắn mác và nguồn gốc sản xuất Việt Nam là có dấu hiệu kinh doanh hàng giả được quy định tại điểm e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015) và có thể bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.

Còn luật sư Nguyễn Thành Công, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng có thể xử lý hình sự nếu cơ quan chức năng chứng minh được Khaisilk có hành vi: Buôn bán hàng hóa không phải là hàng hóa thật; xâm phạm đến trật tự quản lý việc buôn bán hàng giả và chống hàng giả trong việc quản lý trật tự kinh tế.

Buôn bán hàng giả có số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về các hành vi cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 156 BLHS.

Từ đó có thể xử lý hình sự về tội buôn bán hàng giả theo Điều 156 BLHS.

Mai Linh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.