SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020'

15:59, 28/07/2020
(SHTT) - Sáng nay 28/7, diễn đàn "Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020" do Bộ Công Thương, VCCI và VECOM đồng tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 500 doanh nghiệp.

Theo Bộ Công thương, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 240 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính thặng dư hơn 5,46 tỷ USD. 

Đáng chú ý, ngay trong đại dịch, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua.

dien dan

 Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020'

Thực tiễn cho thấy có doanh nghiệp thành công và coi các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu là kênh quan trọng. Với sự tiến bộ vượt bậc của CNTT, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng nước ngoài.

Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp. Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi xuất khẩu trực tuyến (B2B) trên nền tảng Alibaba hay bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên nền tảng Amazon là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng thương mại điện tử đang là một trong những cứu cánh của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Ông khẳng định vấn đề chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu hàng hoá, rộng hơn là chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh quốc tế là một trong những chủ đề quan trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại.

Theo Chủ tịch VCCI, thương mại điện tử trong các hoạt động xuất nhập khẩu là một cuộc cách mạng vĩ đại đối với kinh doanh quốc tế.

Trước đây, khi chưa có thương mại điện tử thì hoạt động xuất nhập khẩu là lãnh địa của các doanh nghiệp lớn. Do chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có điều kiện hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Trước đó, các doanh nghiệp lớn đã thống lĩnh trong nền thương mại toàn cầu.

Chỉ từ khi xuất hiện Internet và thương mại điện tử thì các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa mới có cơ hội kinh doanh để vươn ra thị trường thế giới và đang trở thành các chủ nhân bình đẳng trong nền doanh nghiệp toàn cầu.

Hà Trang

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.