SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Khách hàng hoài nghi về sản phẩm quà tặng vàng của Ngân hàng Hàng hải MSB

17:28, 13/03/2020
(SHTT) - Thời gian gần đây khái niệm mạ vàng bị lạm dụng quá mức khiến cho nhiều người đồng nhất màu vàng là mạ vàng. Trường hợp khách hàng hoài nghi về sản phẩm quà tặng màu vàng của Ngân hàng Hàng hải (MSB) là một ví dụ điển hình.

Món quà không lớn, nhưng nhiều băn khoăn

Theo tâm lý, các sản phẩm quà tặng thường được mạ màu vàng hoặc mạ Vàng (Au) để thể hiện sự sang trọng, cao quý. Tuy nhiên, thời gian gần đây khái niệm mạ vàng bị lạm dụng quá mức khiến nhiều người đồng nhất màu vàng với/là mạ vàng. Trường hợp khách hàng băn khoăn về sản phẩm quà tặng màu vàng của Ngân hàng Hàng hải (MSB) không phải ngoại lệ.

Trao đổi với Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, ông G, một khách hàng lớn của Ngân hàng Hàng hải (MSB) chia sẻ: Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tôi được tặng một món quà từ phía cán bộ Ngân hàng Hàng hải kèm theo thiệp chúc mừng năm mới. Món quà được đóng hộp cẩn thận, có in hình lô-gô thương hiệu của Ngân hàng Hàng hải (“MSB”) trên hộp, trên sản phẩm quà và thiệp. Sản phẩm quà tặng là cây Tài Lộc được dát vàng ở 7 tán lá, ở một số điểm trên thân cây và toàn bộ khối đế hình thỏi vàng. Sản phẩm có gắn lô-gô “MSB” và nhãn “24K GOLD” kèm theo thẻ chứng nhận về chất lượng vàng. Thẻ chứng nhận về chất lượng vàng có nội dung xác thực vàng lá, tỷ lệ vàng 99,9%, tức vàng 999.

3

Hộp quà và thiệp chúc mừng năm mới của Ngân hàng Hàng hải (MSB).

Ông G cũng thẳng thắn chia sẻ: Điều khiến tôi băn khoăn là toàn bộ cây đó là vàng hay chỉ có tán cây? Nếu sản phẩm gắn nhãn “24K GOLD”, chứng nhận ghi như vậy thì người tiêu dùng sẽ hiểu toàn bộ cây đó đều là vàng 24K, như vậy giá trị sẽ rất lớn. “Ở góc độ quà tặng, tôi rất trân trọng món quà. Tuy nhiên, ở góc độ hàng hóa, là một doanh nhân nên tôi khá rõ ràng, ít nhất là về mặt nhận thức. Nếu toàn bộ sản phẩm đó là vàng 24K thì giá trị của nó khá lớn. Nó là một sản phẩm có kim loại quý, nên quy trình sản xuất và quản lý rất chặt chẽ”, ông G nhấn mạnh.

3.0

 

3.1

Thẻ chứng nhận chất lượng vàng kèm theo quà tặng cây Tài Lộc. 

Để tìm câu trả lời cho băn khoăn của mình, ông G đã đi kiểm nghiệm ở 2 cơ sở độc lập có uy tín trên địa bàn Hà Nội. Theo đề nghị của đơn vị kiểm nghiệm, ông G đồng ý tách một số chiếc lá để lấy mẫu đo. Kết quả phân tích độc lập ở 2 cơ sở cho thấy không vàng đủ tiêu chuẩn 24K như thông tin công bố.

Hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ?

Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo đã liên hệ với phía Ngân hàng Hàng hải nhằm làm rõ những thắc mắc xung quanh sản phẩm quà tặng của ông G. Với mong muốn có đủ thông tin cần thiết, khách quan, chính xác để phản hồi bạn đọc, PV đã gửi trước nội dung cụ thể tới MSB.

6

Logo của ngân hàng Hàng Hải - MSB trên đế của cây Tài Lộc (Hình ảnh Cây Tài Lộc sau khi ông G tách một số cành để tiến hành kiểm nghiệm độc lập đối với lá cây). 

4

Nhãn "24K gold" trên sản phẩm quà tặng khiến ông G hiểu rằng toàn bộ phần có màu vàng đều là Vàng (Au) 24K.

Trao đổi với PV, đại diện phía MSB xác nhận đó là cây Tài lộc được phía Ngân hàng tặng dịp Tết cho khách hàng, sản phẩm này được bộ phận chức năng của Ngân hàng tiến hành thu mua thông qua đơn vị cung cấp.

MSB - với tư cách là chủ thể tặng quà, PV đặt câu hỏi chính về chất liệu làm quà tặng có phải là Vàng 24K như thẻ chứng nhận công bố, như lời giới thiệu của cán bộ ngân hàng khi tặng quà, đối tượng khách hàng nào được tặng, số lượng quà tặng (cùng với yếu tố giá mua bán, đây là vấn đề quan trọng) và chủ thể thực hiện tặng quả. PV cũng đặt vấn đề việc mua sắm quà tặng đã thực hiện vấn đề kiểm soát xuất xứ, chất lượng hàng hóa như thế nào để đảm bảo quy định pháp luật và uy tín ngân hàng.

Tuyệt đại đa số các câu hỏi được nêu ra bị khước từ trả lời. Pv nhận được phản hồi hiếm hoi về vấn đề vàng 24K. Thế nhưng, với tư cách là chủ thể tặng quà, thay bằng việc MSB đưa ra khẳng định thì đơn vị này chỉ có thể cung cấp một phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm do nhà cung cấp gửi tới (lưu ý: không ghi chủ thể yêu cầu kiểm nghiệm). MSB khẳng định đây là kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm mà nhà cung cấp đã bán cho MSB trước Tết (kiểm nghiệm tại Viện Ngọc học và Trang sức Doji (DOJILAB) - đơn vị của Tập đoàn Doji). Kết quả kiểm nghiệm cho thấy tán cây có tới 98% là vàng.

Để có thêm thông tin so sánh về kết quả kiểm nghiệm, PV đã trực tiếp mang sản phẩm tới Viện Ngọc học và Trang sức Doji để kiểm nghiệm đối với 02 mẫu tán lá trên cùng cây Tài Lộc, có 02 kết quả khá tương đồng nhau, nhưng khác xa so với kết quả phía MSB cung cấp cho pv. Nhưng 02 kết quả này lại khá tương đồng so với kết quả ông G kiểm nghiệm tại Viện Đá Quý - Vàng và Trang sức Việt và tại một doanh nghiệp vàng bạc có uy tín ở phố phố Hàng Bạc.

9

Kết quả thử nghiệm MSB cung cấp cho PV có nhiều phần thông tin bị bỏ trống, nhất là đơn vị yêu cầu kiểm nghiệm; không thể hiện những điểm nhất định trên mẫu được thử và sự biến thiên hàm lượng các chất như kết quả thử thông thường.

Vậy, đặt giả thiết 2 mẫu thử nghiệm đều cùng một loại sản phẩm quà tặng mà MSB sử dụng, đều được kiểm nghiệm ở những đơn vị có đẩy đủ năng lực, vậy, vì sao có sự khác nhau cơ bản về chỉ tiêu hàm lượng Vàng (Au)? 

Kết quả thử nghiệm MSB cung cấp cho PV có nhiều phần thông tin bị bỏ trống, nhất là đơn vị yêu cầu kiểm nghiệm; không thể hiện những điểm nhất định trên mẫu được thử và sự biến thiên hàm lượng các chất như kết quả thử thông thường.

Khoan hãy bàn kỹ về độ tin cậy và tính khoa học trong phương pháp kiểm nghiệm mà bên phía MSB cung cấp cho PV, điều đáng nói là vì sao phía MSB đã không kiểm nghiệm, hoặc không cung cấp kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu mà PV cung cấp, mà chỉ sử dụng kết quả do nhà cung cấp gửi? Như vậy liệu có phải MSB đang muốn lái câu chuyện sang hướng khác theo kiểu thắc mắc một đàng, trả lời một nẻo (?). Sự "lệch pha" như thế có phải là thể hiện sự tôn trọng đối với việc giải trình thắc mắc của khách hàng?

Mặt khác, cần đặt dấu hỏi về độ tin cậy, khách quan của kết quả kiểm nghiệm kiểu như "vô chủ" mà MSB cung cấp cho PV khi mà tại thời điểm kiểm nghiệm, nhà cung cấp còn “nợ” MSB giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. 

Vấn đề khác đáng bàn nữa là xuất xứ hàng hóa, liệu MSB đã kiểm soát tốt vấn đề này?

Thông tin trên thẻ chứng nhận xác thực chất lượng vàng quà tặng cho thấy sản phẩm được kiểm nghiệm và cấp chứng nhận tại một công ty TNHH ở Đài Loan – Trung Quốc. Như vậy, cho dù MSB không cung cấp (hoặc không có để cung cấp) thông tin về xuất xứ hoàng hóa thì có nhiều căn cứ để suy đoán đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Đài Loan (lãnh thổ nước ngoài) được sản xuất theo đơn đặt hàng của MSB.

MSB khẳng định hàng hóa có giấy tờ, có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, khi PV yêu cầu cung cấp thông tin thì đơn vị này khẳng định là nhà cung cấp “đang chờ giấy tờ về để chứng minh” (nguyên văn thông tin từ đại diện MSB). Như vậy có nghĩa, hoàng hóa quà tặng của MSB thuộc loại có giấy tờ xuất xứ hàng hóa, nhưng vì lý do nào đó mà MSB đã không có các loại giấy tờ này sau nhiều ngày nhận hàng từ nhà cung cấp (nhận hàng từ trước Tết). Các ngân hàng thường rất chặt chẽ trong việc thu mua hàng hóa. Công việc này được giao cho bộ phận chức năng thực hiện khảo sát, báo giá, giao nhận và thanh quyết toán. Đối với hàng hóa có yếu tố kim loại quý và có nguồn gốc từ nước ngoài thì quy trình thu mua càng chặt chẽ. Nói như vậy để thấy quy trình mua sắm hàng hóa của MSB như phân tích trên không hẳn không có vấn đề (?).

Khi tìm hiểu sự việc để làm rõ phản ánh bạn đọc, chúng tôi đồng ý rằng quà tặng nào cũng quý, trước hết là về mặt tinh thần. Nhưng công bằng mà nói, ở góc độ hàng hóa thì hàng hóa nào cũng phải tuân theo quy định của nhà nước về sản xuất, xuất - nhập khẩu, các loại thuế phí. Càng hàng hóa là kim loại quý có yếu tố nước ngoài thì điều kiện kiểm soát càng nghiêm ngặt nhằm tránh tình trạng trốn thuế, buôn lậu kim loại quý. Ở góc độ doanh nghiệp như MSB, vấn đề mua sắm được điều chỉnh bởi các quy định về minh bạch hóa và phòng chống tham nhũng trong quản lý chi tiêu nội bộ.

san-pham-vang-doc-dao-tu-doji-06

Lá Bồ đề của Doji được quảng cáo phủ vàng 24K, giá bán 500.000 đồng (nguồn ảnh: http://trangsuc.doji.vn/).

Thực tiễn cho thấy hiện nay khái niệm mạ vàng bị lạm dụng quá mức khiến cho nhiều người đồng nhất màu vàng là mạ vàng. Có rất nhiều các sản phẩm được giới thiệu là quà tặng mạ vàng, dát vàng, phủ vàng ở những mức giá khác nhau trên nhiều kênh bán hàng. Cũng không khó để mua các sản phẩm này trên kênh online từ Trung Quốc, Đài Loan với mức giá khá mềm, phương thức mua nhanh, gọn, không cần giấy tờ xuất xứ hàng hóa, không hóa đơn.

87284820_1627287220743802_8563962727192592384_n

Lá Bồ đề được quảng cáo mạ vàng có xuất xứ từ Trung Quốc bán trên trang điện tử Alibaba, giá 40-50.000 đồng, được giao bán gấp 10 lần tại Việt Nam. 

Điều này cũng dấy lên hoài nghi về chất lượng thực của các loại quà tặng. Theo điều tra của PV, 01 sản phẩm tương tự cây Tài Lộc làm quà tặng (có màu vàng) được giao bán online tại Trung Quốc với giá (tính theo tiền Việt) khoảng 100.000–300.000 đồng/sản phẩm. Còn 1 sản phẩm cây Tài Lộc dát vàng 24K được giao bán bởi một hàng quà tặng có tiếng ở Việt Nam được giao bán với giá 3.000.000 đồng. 

0fe98fd645a0befee7b1

Sản phẩm cây Tài Lộc có nhiều nét giống quà tặng của MSB được giao bán ở Việt Nam với giá 3 triệu đồng. 

Như vậy, nếu chừng nào MSB không giải quyết thỏa đáng vấn đề nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa, số lượng và giá trị thanh toán thì câu chuyện về giá trị chênh lệch vẫn là một khoảng tối. Và nhìn rộng ra, chừng nào quà tặng có gắn chữ "vàng" chưa được làm rõ về mặt nhận thức thì khi ấy thị trường vẫn còn chỗ cho những sản phẩm lập lờ, đành lừa người tiêu dùng.

Để tiếp tục làm rõ vấn đề chất lượng sản phẩm và xuất xứ hàng hóa trong sự việc này, Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo đã liên hệ xác minh phía đơn vị cấp chứng nhận chất lượng vàng về sản phẩm quà tặng của MSB.

Phạm Tài

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.