SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Khách hàng có nên đặt niềm tin khi chọn mua bảo hiểm Prudential?

06:25, 19/06/2017
Với cách bán bảo hiểm “ trước thì niềm nở sau quên”, công chúng có quyền đặt ra câu hỏi có hay không việc nhân viên bảo hiểm Prudential cố tình để hợp đồng của khách hàng rơi vào trạng thái mất hiệu lực hòng chiếm số tiền mà khách hàng đã đóng?

Việc một khách hàng bức xúc lên đến đỉnh điểm khi mua 4 hợp đồng của Công ty bảo hiểm Prudential từ năm 2010 mà không được tư vấn kỹ càng, nhân viên bán bảo hiểm thu tiền liên tục được 3 năm rồi “quên”, khách hàng liên lạc với công ty Prudential thì mới ngã ngửa là hợp đồng hết hiệu lực khiến cho khách hàng phải nổi nóng, làm um lên tại trụ sở công ty bảo hiểm rồi mới được công ty bảo hiểm Prudential thương lượng thanh lý hợp đồng với số tiền hơn 200 triệu càng làm dấy lên sự nghi ngờ của dư luận người tiêu dùng về tính minh bạch trong các hoạt động của Công ty bảo hiểm Prudential.

Sau khi đăng tải bài viết “Bảo hiểm Prudential: Cố tình đưa ra yêu sách để chiếm hợp đồng?”, tòa soạn PhapluatNet nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc đã và đang mua bảo hiểm Prudential phản ánh cách làm ăn thiếu minh bạch của nhân viên bán bảo hiểm hãng này.

phap net

Chị Tạ Như Hoa, người đã đấu tranh buộc Công ty bảo hiểm Prudential hoàn lại hơn 200 triệu đồng cho mình. Ảnh Vũ Sơn 

Khi tư vấn bán bảo hiểm thì nhân viên công ty Prudential rất niềm nở, nhiệt tình đeo bám khách hàng bằng được nhưng khi mua rồi thì chỉ duy trì việc chăm sóc khách hàng được 1-2 năm đầu, sau đó “bỏ rơi” khách hàng dẫn đến việc khách hàng do mải mưu sinh nên quên nghĩa vụ nộp tiền và thế là hợp đồng rơi vào tình trạng mất hiệu lực?

Việc nhân viên tư vấn, đại lý bán bảo hiểm kiêm luôn thu tiền của công ty Prudential dẫn đến rất nhiều hệ lụy, ngoài trường hợp của bà Hoa, mới đây trường hợp của anh Trần Văn Thành (Quảng Tiến, Sầm Sơn, Thanh Hóa) có mua hợp đồng bảo hiểm với công ty Prudential số 72699750 ngày 9/2/2012 và đã đóng tiền liên tục, tổng số tiền anh Thành đã đóng cho công ty Prudential là 36.286.500 đồng.

haa

 Văn bản khôi phục hợp đồng cho bà Hoa và chấm dứt tư cách đại lý với ông Khuyến của bảo hiểm Prudential chi nhánh Thanh Hóa.

Nhưng đến cuối tháng 12/2016 anh nhận được thông báo hợp đồng bảo hiểm của anh đã “mất hiệu lực hoàn toàn”. Qua tìm hiểu thì được biết lý do của việc này là nhân viên bán bảo hiểm tên là Phạm Văn Khuyến đã dùng phiếu thu giả thu tiền của anh và ỉm đi số tiền đóng bảo hiểm của anh Thành từ năm 2013 đến năm 2016.

Việc này thể hiện rõ Công ty bảo hiểm Prudential đã không nắm bắt kịp thời thông tin qua các kênh mà chỉ giao phó hoàn toàn cho nhân viên, đại lý của mình. Nếu Công ty liên lạc với khách hàng qua điện thoại hoặc thư tín thì đã không xảy ra tình trạng suốt 4 năm khách hàng không đóng tiền (thực tế là nhân viên bán bảo hiểm đã thu) mà vẫn không hề hay biết, không tìm hiểu nguyên nhân, lạnh lùng kết luận bằng một trạng thái “hợp đồng mất hiệu lực hoàn toàn”.

Ngoài trường hợp của anh Thành, còn các trường hợp khác cũng bị đại lý bán bảo hiểm Prudential Phạm Văn Khuyến dùng thủ đoạn tương tự để chiếm đoạt tiền của khách hàng như bà Lê Thị Hoa (Sầm Sơn, Thanh Hóa) có hợp đồng số 72456511 ký với công ty bảo hiểm Prudential từ ngày 12/11/2010. Bà Trần Thị Liên (Sầm Sơn, Thanh Hóa) cũng rơi vào tình trạng hợp đồng mất hiệu lực sau 5 năm đóng phí…

Điều này chỉ chấm dứt khi các khách hàng bị dừng hợp đồng bảo hiểm khiếu nại đến công ty Prudential, khi đó công ty mới nắm được thông tin và chấm dứt hợp tác với đại lý Phạm Văn Khuyến vào ngày 27/2/2017.

bao hiem me

Văn phòng Công ty bảo hiểm Prudential tại Hà Nội 

Điều đáng nói là khi muốn thanh lý hợp đồng thì khách hàng nhận được một số tiền rất nhỏ, nếu không phải “mấy trăm nghìn” như cách nhân viên bảo hiểm Prudential trả lời bà Tạ Như Hoa thì may ra được khoảng ½ tổng số tiền đã đóng. Nhưng công thức, cách tính toán làm sao để ra số tiền đó còn bi hài hơn, đến nhân viên công ty bảo hiểm Prudential còn mất hơn 1 tiếng đồng hồ tại văn phòng công ty với đầy đủ computer, công thức sẵn có mà vẫn chưa tính ra được thì liệu khách hàng có tính được hay không?

Trước thông tin hàng loạt khách hàng  bị dừng hợp đồng một cách "bất thường, đã khiến không ít người tiêu dùng hoang mang cho rằng: "Có hay không việc nhân viên công ty bảo hiểm Prudential cố tình để khách hàng vi phạm hợp đồng khi tư vấn không đầy đủ, không chi tiết để chiếm đoạt hợp đồng của khách hàng, và số tiền của khách hàng đã đóng nhưng hợp đồng mất hiệu lực sẽ đi về đâu?

Mua bảo hiểm nhân thọ là mua sự yên tâm, mua sự bảo vệ, gửi gắm niềm tin cho Công ty bảo hiểm, nhưng với những vụ lùm xùm như thế này thì liệu Công ty bảo hiểm Prudential có xứng đáng với câu slogan “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”?.

Theo Phapluatnet

Tin khác

Pháp luật 6 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Liên kết hữu ích