SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

KĐT mới Thủ Thiêm: ‘20 năm qua chưa thấy cái gì thành hình, tất cả chỉ là bán đất, xây chung cư’

15:43, 10/05/2018
Buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP HCM đã diễn ra rất căng thẳng, nhiều người dân Thủ Thiêm đã rơi nước mắt vì phải chịu nỗi ấm ức, bức xúc quá lâu mà không có dịp được giải tỏa, không ai lắng nghe…
thủ thiêm
Người dân mang bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm đến buổi tiếp xúc cử tri.

Giá đền bù rẻ mạt

Chiều 9/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM gồm ông Phan Nguyễn Như Khuê, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, bà Trịnh Ngọc Thúy đã có buổi tiếp xúc với hàng trăm cử tri Quận 2 (TP HCM) về vấn đề khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bức xúc về việc giá đất đền bù cho các hộ dân giải tỏa trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá rẻ mạt nhưng khi công ty bán ra thì lại cao gấp hàng chục lần.

Các cử tri đặt nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề về tranh chấp đất đai, quy hoạch và đền bù không thỏa đáng ngay khi bắt đầu phần cử tri chất vấn đại biểu Quốc hội.

Mở đầu phần chất vấn, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết đề cập đến chuyện đền bù ở dự án KĐTMTT. Bà Tuyết cho biết ngôi nhà bà đang ở bị cưỡng chế, được đền bù 18 triệu/m2. Tuy nhiên, khi bà gọi đến công ty nhà đất để hỏi tìm mua nhà ở gần nơi ở cũ, thì được thông báo, đất trên đúng con đường này bán với giá 350 triệu/m2, và đã bán hết. Nếu gia đình bà muốn mua, phải chờ cuối năm 2018.

Cùng vấn đề này, bà Nguyễn Ngọc Thanh cho hay, gia đình bà mua căn nhà giá 50 cây vàng để ở, sau này chính quyền nói nhà bà nằm trong quy hoạch, được đền bù 94 triệu đồng. Sau đó, bố trí gia đình tới ở 1 chung cư, nhưng phải bỏ thêm 800 triệu mới được vào ở.

"Gia đình tôi đâu có nằm trong quy hoạch mà giải tỏa, tôi yêu cầu trả lại căn nhà ở phường An Khánh để sinh sống, hoặc một chỗ khác ổn định hơn”, bà  Thanh yêu cầu.

cử tri Nguyễn Ngọc Mỹ cũng cho rằng, 22 năm trước quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mang tính nhân văn, phân rõ khu vực trung tâm và tái định cư cho người dân Thủ Thiêm, chứ không phải lấy thêm đất của dân ngoài ranh, còn khu tái định cư thì phân bổ rải rác nhiều nơi.

Khi được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch, khu đô thị Thủ Thiêm đến nay còn dở dang, đất được giao cho nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, bán hàng trăm triệu/m2. Trong khi nhà tôi bị thu hồi, được bồi thường chỉ 200.000 đồng/m2”, bà Mỹ bức xúc nói.

Còn ông Nguyễn Tiến Thịnh (phường Thành Mỹ Lợi) cho hay, năm 2012 gia đình ông nhận được quyết định thu hồi đất. Nghĩ đây là việc mở rộng trung tâm thành phố, xây khu đô thị mới nên gia đình ông đồng ý chuyển tới chung cư tái định cư. Ông được đền bù 2 triệu đồng/m2 nhưng phải bù thêm tiền mới có thể vào được nơi ở mới.

Ngoài ra, sau hơn 15 năm dự án khởi động, người dân chưa thấy quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học... mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, biệt thự.

Nằm ngoài ranh quy hoạch vẫn bị cưỡng chế

Cùng với những bức xúc về việc đền bù không thỏa đáng, nhiều cử tri cho rằng phần đất của họ không nằm trong ranh đất thuộc diện bị thu hồi để làm dự án Khu đô thị Thủ Thiêm vẫn bị cưỡng chế thu hồi.

thủ thiêm
Nhiều cử tri bức xúc, chất vấn nảy lửa các vấn đề liên quan đến quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm.

Cử tri Nguyễn Thị Dung (phường Bình An) cho biết đất của bà có sổ đỏ, không nằm trong ranh quy hoạch KĐTMTT nhưng vẫn bị chính quyền cưỡng chế, "yêu cầu UBND TP và quận 2 giải quyết đúng pháp luật" – bà Dung đề nghị.

“Lúc trước nhà đất của gia đình tôi đã bị cưỡng chiếm vào ngày 30/11/2011. Vì sao tôi phải dùng từ “cưỡng chiếm” mà không phải là cưỡng chế? Đúng pháp luật thì gọi là cưỡng chế, nhưng nhà tôi không thuộc diện bị thu hồi đất thì phải gọi là cưỡng chiếm”, thêm một cử tri Quận 2 nói và dẫn ra hàng loạt văn bản, quyết định liên quan.

Để chứng minh đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch, một số cử tri đã mang tới một tấm bản đồ được cho là bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm mà mảnh đất của họ không nằm trong khu quy hoạch này.

“Chúng tôi muốn qua bản đồ này để khẳng định nhà, đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch. Nếu nhà nước cần đất mở rộng thành phố, xây dựng đô thị mới, chúng tôi đồng ý. Nhưng 20 năm qua, chưa thấy cái gì thành hình, tất cả chỉ bán đất, phân lô, xây chung cư,... Chúng tôi đã đau khổ quá lâu!”, cử tri Nguyễn Hồng Quang phát biểu.

Cử tri Lê Thị Hồng Vân cũng cho rằng căn nhà của bà không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn bị thu hồi, mà không có quyết định thu hồi đất. Gia đình 6 người phải ở thuê trong một căn nhà dột nát, gần sập, rất nguy hiểm. Bà yêu cầu trả lại căn nhà đã bị thu hồi để gia đình được ổn định cuộc sống.

Bản đồ bị “thất lạc” căn cứ vào đâu để cưỡng chế nhà dân?

Vấn đề bản đồ quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm bị thất lạc cũng làm nóng buổi tiếp xúc cử tri.

Cử tri Nguyễn Thị Tám (phường Bình Khánh) cho biết nhà đã bị cưỡng chế 7 năm rồi. "Cưỡng chế xong rồi, giờ lại nói bản đồ quy hoạch bị thất lạc thì chính quyền căn cứ vào đâu mà cưỡng chế nhà dân. Có phải là làm quy hoạch lậu không? Nay nguyên Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh đã trưng bày ra bản đồ. Chính quyền phải giải thích chuyện này cho dân được rõ" – bà Tám đề nghị.

Cử tri Trần Thị Mỹ (77 tuổi, ngụ phường An Khánh) cũng cho biết, 13 năm nay bà đi khiếu nại vì chính quyền đẩy khu tái định cư ra xa trung tâm. "Đồng tiền làm biến dạng Thủ Thiêm. Đã 22 năm từ ngày quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm vẫn chưa hoàn chỉnh. Không còn nhà hát, khu vui chơi giải trí như quy hoạch ban đầu, mà Khu đô thị mới Thủ Thiêm thành những khu phân lô bán nền", bà Mỹ nói.

Cử tri Nguyễn Tiến Thịnh cũng nêu ý kiến, năm 2012 gia đình ông nhận được quyết định thu hồi đất. Nghĩ đây là việc mở rộng trung tâm thành phố, xây khu đô thị mới nên gia đình ông đồng ý chuyển tới chung cư tái định cư. Ông được đền bù 2 triệu đồng/m2 nhưng phải bù thêm tiền mới có thể vào được nơi ở mới.

Tuy nhiên sau hơn 15 năm dự án khởi động, người dân chưa thấy quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học... mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, biệt thự…

Buổi tiếp xúc cử tri tại quận 2, TP HCM diễn ra khá căng thẳng trong vòng hơn 6 giờ đồng hồ. Đã có những ý kiến, những kiến nghị được gửi tới các ĐBQH, có cả những giọt nước mắt uất nghẹn rơi xuống vì những bức xúc bị dồn nén từ rất lâu…

Từ khiếu nại cho tới kiện tụng ra tòa nhiều năm, người dân Thủ Thiêm vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan chức năng. Tại buổi tiếp xúc với Đoàn ĐBQH TP HCM này, họ đã nói lên nỗi lòng của mình và mong muốn vụ việc sẽ được Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra xử lý, chấm dứt khiếu kiện bấy lâu nay và ổn định cuộc sống.

 

Nhà nát ở đất vàng Thủ Thiêm

Bên cạnh các dự án tỷ USD đang mọc lên trong khu đô thị Thủ Thiêm là hàng chục hộ dân vẫn ở tạm bợ trong những căn nhà nát, thiếu thốn trên mảnh đất của mình hàng chục năm qua.

 

Người dân mang bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm đến buổi tiếp xúc cử tri

Có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều người dân Thủ Thiêm, quận 2 TP HCM đã mang theo tấm bản đồ khổ lớn in hình Khu đô thị Thủ Thiêm.

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.