SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Hy vọng mới cho bệnh nhân HIV sau 3 ca khỏi bệnh trên thế giới

11:00, 25/07/2017
(SHTT) - Mới đây 1 em bé người Nam Phi bị nhiễm HIV đã khiến giới y học ngạc nhiên khi trở thành ca bệnh được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới. Điều đặc biệt là đứa trẻ này không được điều trị bằng thuốc trong quãng thời gian 8,5 năm.

Vào ngày 24/7 vừa qua, các nhà khoa học đã công bố thông tin trên tại Hội nghị quốc tế về bệnh AIDS  đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.

Được biết, bé gái Nam Phi đã bị chẩn đoán nhiễm HIV khi mới 32 ngày tuổi. Theo Reuters, thông thường, bệnh nhân nhiễm HIV sẽ phải sống cả đời với thuốc ARV để ngăn ngừa bệnh AIDS. Thế nhưng, đứa trẻ này không được điều trị bằng thuốc trong quãng thời gian 8,5 năm. Đến nay, đứa bé đã được 10 tuổi và không hề có dấu hiệu nào của virus HIV.

Cụ thể, ngay khi được chẩn đoán, bé đã tiếp nhận một liệu trình kéo dài 10 tháng theo chương trình thử nghiệm thuốc kháng HIV. Toàn bộ liệu trình điều trị kết thúc lúc cô bé 1 tuổi.

Tại thời điểm kết thúc liệu trình, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng virus HIV trong máu của bệnh nhi từ mức "rất cao" đã xuống còn "không thể phát hiện."

hy vong moi cho benh nhan hiv a

 Hy vọng mới cho bệnh nhân HIV sau 3 ca khỏi bệnh trên thế giới

Sau thời gian 8 năm 9 tháng, HIV trong cơ thể cô bé đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" và sức khỏe hiện nay của cô bé hoàn toàn bình thường mà không cần tiếp nhận thêm bất cứ liệu trình điều trị nào.

Các nhà khoa học cho rằng đây là ví dụ điển hình của phương thức chữa bệnh không cần dùng thuốc liên tục, tương tự như "chữa bệnh chức năng."

Khác với phương thức chữa bệnh truyền thống mà trong đó virus gây bệnh bị diệt trừ tận gốc, với phương thức "chữa bệnh chức năng" này, HIV vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh, song virus quá yếu không thể trỗi dậy hoặc gây lây bệnh qua quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, các chuyên gia kêu gọi thận trọng với hiện tượng này, cho rằng đây là sự kiện hiếm hoi và không dẫn đến một lộ trình chữa bệnh nào có thể làm mẫu cho ngành y.

Trong bản nội dung công bố tại hội nghị của IAS, các nhà khoa học cho biết: “Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là trường hợp đầu tiên kiểm soát virus lâu nhất trong cuộc thử nghiệm lâm sàng gián đoạn ART một cách ngẫu nhiên sau khi điều trị sớm ở trẻ sơ sinh”.

Đứa trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Việc điều trị ARV bắt đầu khi bé gần chín tuần tuổi, nhưng đã ngưng ở tuần thứ 40 khi virus bị ức chế. Đứa trẻ được theo dõi thường xuyên nhằm ngăn chặn bất kỳ dấu hiệu tái phát nào. Các nhà nghiên cứu sau đó đã công bố: “Ở chín tuổi rưỡi, đứa trẻ không có triệu chứng lâm sàng nào của bệnh AIDS”.

Trước đó, bé đầu tiên được chữa khỏi căn bệnh HIV là bé gái 2 tuổi ở Mỹ. Ngay khi sinh ra, bé gái này đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, song đã được chữa khỏi bệnh sau khi được điều trị rất sớm bằng phác đồ thuốc chuẩn.

Bé gái được sinh ra tại một bệnh viện ở vùng nông thôn bang Mississippi sau khi người mẹ vừa được xét nghiệm dương tính với HIV. Do người mẹ chưa hề được điều trị HIV trước khi sinh nên các bác sỹ biết rằng đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ nhiễm HIV rất cao.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bé gái này sau đó đã được chuyển đến trung tâm Y khoa của Đại học Mississippi. Tại đây, chuyên gia về HIV nhi khoaHannah Gay đã dùng tổng hợp ba phương thuốc chuẩn chống HIV để điều trị cho bệnh nhi chỉ vừa được 30 giờ tuổi này ngay trước cả khi xét nghiệm cho kết quả là em bị dương tính với HIV.

Sau đó bé gái đã ngưng dùng thuốc và không có dấu hiệu của bệnh.

hy vong moi cho benh nhan hiv

 Người đàn ông đã khỏi bệnh HIV

Trường hợp thứ 2 là một người đàn ông tên là Timothy Ray Brown. Ông phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 1995 khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học ở Berlin, Đức.

Sau khi chấp nhận các loại thuốc chữa trị, Brown đã sống khá tốt hơn 10 năm. Cho đến năm 2006, anh bắt đầu ốm yếu và đi lại khó khăn. Bác sĩ lại chẩn đoán anh bị bệnh bạch cầu dạng nguy hiểm.

Tiến sỹ Geru Huetter, bác sĩ điều trị trực tiếp cho Brown đã quyết định thử cách điều trị mới cho Brown bằng cách cấy ghép tế bào tủy gốc thay thế. Huetter hy vọng việc cấy ghép thành công sẽ giúp hệ thống miễn dịch bị tổn thương với HIV của Brown sẽ được thay thế bằng tủy có thể chống virus, đồng thời bệnh bạch cầu sẽ được chữa trị.

Trong hơn 2,5 triệu người hiến tủy ở Đức, bác sĩ Huetter tìm thấy 267 tế bào phù hợp với Brown và cũng có một tế bào đột biến. Nhưng hiệu quả của việc cấy ghép đầu tiên không kéo dài, bệnh ung thư của Brown trở lại. Một người Đức sống ở Mỹ đồng ý hiến tủy lần thứ hai.

Tuy nhiên, lần này bác sĩ Huetter cảnh báo việc cấy ghép lần hai có thể dẫn đến tử vong. "Tôi trở nên mê sảng, không thể đi lại và không tự chủ được," Brown nhớ lại khi một nhà điều trị vật lý bảo nâng chân trái nhưng anh lại nâng chân phải lên. "Tôi không thể phân biệt được", anh nói.

Brown đã phải dành phần lớn thời gian của năm 2008 để điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, nhiều lần xét nghiệm cho thấy trong cơ thể Brown không còn virus HIV.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 2 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.