SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 17/01/2025
  • Click để copy

Huế - thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6: Đô thị di sản và tương lai

10:35, 08/12/2024
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam vào ngày 30/11 trở thành cột mốc lịch sử làm nô nức lòng dân.

Dấu mốc này đánh dấu sự phát triển và ghi nhận nỗ lực toàn diện của vùng đất cố đô đồng thời mở ra một vận hội mới triển vọng tương lai cho đô thị di sản, sinh thái và thông minh.

28 năm một quyết tâm vươn mình, lấy lại vị thế

Lịch sử dựng nước và phát triển, mở rộng bờ cõi, Thừa Thiên Huế “án ngữ” một vai trò và vị thế đặc biệt của dân tộc, của đất nước. Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn  năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau.

Quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sự nguy nga bề thế của thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong "Đại Nam nhất thống chí" với tư cách là đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ sông Hương.

Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng Thừa Thiên Huế luôn nỗ lực để phát triển cùng nhịp độ của đất nước, ngày nay là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây; là một trong những trung tâm lớn về văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu; là một cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung và là nơi có vị trí trọng điểm về quốc phòng – an ninh.

Thừa Thiên Huế là địa phương duy nhất của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á một điểm đến 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế. Điều đó, xác định vai trò, khẳng định vị thế vùng đất giàu có về văn hóa và có bề dày lịch sử.

8ca45f6dfc75462b1f64

 Huế thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6: Đô thị di sản, sinh thái và thông minh.

Từ khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989, Thừa Thiên Huế xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị dọc đôi bờ Nam và bờ Bắc Sông Hương, kế thừa công trình kiến trúc Pháp và di tích triều Nguyễn, đô thị mở rộng về phía Nam. Với hạ tầng vượt trội, năm 1996, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình Quốc hội xem xét thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương.  

Từ định hướng của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, năm 1990, Thừa Thiên Huế xây dựng đề án thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 1996, đề án được trình lên Chính phủ và Quốc hội. Lúc bấy giờ, những băn khoăn của các đại biểu về hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và vùng nông thôn đi lại khó khăn, Ngũ Điền bên phá Tam Giang còn phải lụy đò khiến số đại biểu tán thành chỉ đạt 48% tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 9.

Quyết tâm đưa tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương chứ không chỉ TP Huế, nhưng thiên tai năm 1999 khủng khiếp với những hậu quả về số người chết, mất tích, bị thương, hàng trăm ngàn người dân bị đói nhiều ngày, cơ sở hạ tầng, kinh tế bị phá hủy, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Đại hồng thủy năm 1999 đã kéo lùi sự phát triển để mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gián đoạn khó khăn.

Năm 2009, Bộ chính trị đưa ra kết luận 48 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương khiến địa phương phấn chấn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Hàng loạt công trình được xây dựng như những cây cầu vượt phá Tam Giang, cầu Thuận An, cầu Chợ Dinh, cầu Dã Viên bắc qua sông Hương được khởi công mang đến khí thế mới.

Quốc lộ 49 lên huyện miền núi A Lưới mở rộng, kế hoạch mở rộng sân bay Phú Bài được lên. Đô thị Huế và vùng phụ cận “dần thay da đổi thịt” khi giao thông thuận lợi, giao thương phát triển. Một số khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người Huế từ miền Nam về lập nghiệp.

Theo nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao: “Thống kê thời đó, ít nhất 15.000 người/huyện vào TP HCM và các tỉnh lân cận làm công nhân. Dân số Thừa Thiên Huế có thể nói là âm”.

Năm 2014, một lần nữa Thừa Thiên Huế xây dựng đề án lên thành phố trực thuộc Trung ương. Thế nhưng, với mật độ dân cư vùng lõi thấp bằng 1/40 lần so với tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người thấp, chưa tự cân đối thu chi theo quy định, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo còn cao. Chính phủ đã không trình đề án lên Quốc Hội khi những tiêu chí rõ ràng Thừa Thiên Huế vẫn chưa đáp ứng được.

Với quan điểm của các thế hệ lấy bảo vệ di sản văn hóa, giáo dục làm nền tảng, những dự án có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, di sản đôi bờ sông Hương tỉnh đều từ chối nhà đầu tư. Trở thành rào cản để Huế mãi vẫn chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

1c2b3c6ca5741f2a4665

 Đô thị Huế dần phát triển về phía Nam và có nhưng đổi thay mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Thế nhưng, với tầm nhìn chiến lược, năm 2019, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 54 trong đó nhấn mạnh đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Sau 15 năm thực hiện Kết luận 48 và gần 05 năm thực hiện Nghị quyết 54, Nghị quyết của Bộ Chính trị được hiện thực hóa, đi vào cuộc sống và tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Đời sống nhân dân đổi thay mạnh mẽ, bộ mặt đô thị trở nên năng động, thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với Huế.

Ngày 13/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, việc này có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí khát vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; tạo động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới; góp phần hiện thực hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị. Nhất là Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 28/9/2024, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Tờ trình số 495/TTr-CP ngày 20/9/2024 của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung cơ bản của Đề án; tán thành sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với các lý do và cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn như đã nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ.

Động lực mới trước vận hội mới

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu - cho hay: “Việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài, từ những năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề án được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đặc biệt là Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị”.

Đến nay, mô hình đô thị Huế theo hướng di sản, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường hình thành, phát triển. Các trung tâm về văn hóa du lịch; trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành đa lĩnh vực; trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực và cả nước; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đạt được nhiều kết quả quan được ghi nhận, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, môi trường, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh được giữ vững…

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định: “Thừa Thiên Huế sẽ tạo động lực và sức mạnh mới để đóng góp vào sự phát triển của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, góp phần thực hiện chiến lược phát triển đô thị quốc gia”.

5ce4fa73af1b0c45550a-1652

 

Hướng phát triển khác biệt, không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao, đô thị nén là nơi di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường, thông minh được đề cao sẽ khiến đô thị Huế trở thành “viên ngọc” của thế giới và cả nước.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ mở ra cơ hội để Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ hơn, tự chủ hơn về ngân sách tài chính, được thụ hưởng chính sách đặc thù hướng đến trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Việt Nam.

Được bồi đắp bởi chiều sâu văn hóa, di sản, nền văn minh của nhân loại, đất và người Huế đều mang trong mình những di sản không nơi nào có được. Bên cạnh niềm vui của việc chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, người dân và chính quyền địa phương này quan tâm hơn cả chính là chất lượng cuộc sống đi đôi với thứ hạng. Quan tâm tới sự bình yên, đáng sống một quê hương hạnh phúc mang lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp trong tương lai vừa là nỗi trăn trở, vừa ước vọng chính đáng của nhiều thế hệ lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân.

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Phát triển chung "Xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao trên thế giới và sự phù hợp với Việt Nam năm 2025", các chuyên gia cho rằng, hợp tác với Đài Loan là lựa chọn lý tưởng, nhờ vào hệ sinh thái công nghệ vững mạnh và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành bán dẫn.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại Diễn đàn có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam" được tổ chức ngày 15/1 vừa qua.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Dịp Tết Nguyên đán là mùa du lịch với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhưng cũng tại thời điểm đó các hành vi lừa đảo tăng cao. Nhiều khách hàng bị lừa khi đặt tour, combo dịch vụ giá rẻ, vé máy bay hay phòng khách sạn, khi đến nơi thì phát hiện mã đặt chỗ hoặc vé là giả.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó là các hoạt động lừa đảo mua vé xe, vé máy bay cũng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác khi mua vé để tránh mất tiền oan.
. ..