SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Huế đẩy mạnh khai thác và định giá tài sản trí tuệ thành tiền

16:55, 15/10/2022
Hướng đến việc phát triển thương hiệu, chuỗi giá trị và đặc sản Huế, bên cạnh các biện pháp khai thác kinh tế từ sản phẩm chủ lực, tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài sản trí tuệ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,...

Xây dựng nhận thức về sở hữu trí tuệ trong cộng đồng

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng, với 65 đặc sản gắn liền địa danh của tỉnh, 1 đặc sản được hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và 28 nhãn hiệu tập thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Tuy nhiên, những đặc sản giàu tiềm năng này vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để đầu tư phát triển. Làm thế nào để phát triển thương hiệu gắn liền với chuỗi giá trị các đặc sản Huế? Và làm sao để các đặc sản đó khẳng định vị thế trên thị trường?

Theo kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu hình thành hệ thống quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 20 đặc sản, hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 5 sáng chế/giải pháp hữu ích trên địa bàn tỉnh.

e66357dbc0e407ba5ef5

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 65 đặc sản gắn liền với địa danh.

Phấn đấu 100% các đặc sản của địa phương đã bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; thực hiện xử lý 100% các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ,...

Gần đây nhất, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị “Tập huấn xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy”, từng bước góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, hình thành văn hoá sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.

Hoạt động nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, các chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đến với cộng đồng các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời cũng giúp người dân nhận thức rõ hơn về vai trò, lợi ích của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của con người; hình thành tư duy văn hoá sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của bảo vệ tài sản trí tuệ gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn các trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các cá nhân, chủ thể sản xuất kinh doanh.

Thương mại hoá tài sản trí tuệ và định giá thương hiệu

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, tài sản trí tuệ đã và đang khẳng định vai trò, tầm quan trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt quan tâm tới vấn đề tạo lập và thương mại hóa tài sản trí tuệ. Đây chính là phương tiện, công cụ, động lực giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, từng bước khẳng định vị thế các thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thương mại hóa tài sản trí tuệ được xem là một trong những xu hướng phổ biến và phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và thế giới. Tại Hội nghị “Tập huấn xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy”, các chuyên gia đã đề cập đến giải pháp nhượng quyền thương mại.

52c30ebe9b815cdf0590 (1)

 Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu để khai thác và định giá tài sản trí tuệ thành tiền.

Theo các chuyên gia, để có thể định giá được giá trị thương hiệu các đặc sản Huế, bước đầu tiên, doanh nghiệp phải phát triển thương hiệu gắn liền với chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị cần có sự tham gia của các chủ thể sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước.

Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu khác biệt, tổ chức bộ máy hệ thống khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù. Do đó, để nhượng quyền thương mại thành công, buộc các doanh nghiệp phải tạo dựng nên một thương hiệu mạnh, có sức ảnh hưởng trên thị trường rồi mới hướng đến thương mại hóa tài sản trí tuệ, nhằm bảo đảm tính an toàn và khả năng phát triển bền vững.

Nhượng quyền thương mại là một mô hình phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đó là cơ sở để phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu. Điển hình, các mô hình nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến như: Highlands Coffee; KFC, Trung Nguyên, Kinh đô Bakery…

Việc phát triển kinh doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế theo phương thức nhượng quyền thương mại sẽ đem lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu nắm giữ tài sản trí tuệ, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng thị trường kinh doanh và nâng cao giá trị thương hiệu.

Qua đó, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tăng cường đổi mới sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của các nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khởi nghiệp vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Phan Hòa

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.