SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Hợp tác xã Tình Thương: Mùa xuân, vì hạnh phúc người mù!

10:30, 01/01/2021
(SHTT) - Để ghi nhận và biểu dương những việc ông Mạnh đã làm vì người khuyết tật, nhiều tổ chức xã hội đã tặng kỷ niệm chương và bằng khen, giấy khen... Nhưng phần thưởng vô giá đối với ông Mạnh đó là tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn của những người khuyết tật Sơn Tây dành cho ông.

Từ bỏ một giấc mơ

Đó là câu chuyện ấn tượng về ông Lê Hồng Mạnh (SN 1964, ở thôn Áng Thượng, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ông Mạnh đã từ bỏ ước mơ được làm chủ doanh nghiệp về làm Trưởng phòng Kinh doanh của Hội Người mù Sơn Tây - một công việc mà không phải ai cũng muốn nhận.

a1

 Người đàn ông bình dị, gần gũi mà đầy lòng nhân ái

Một ngày đông với cái đợt rét đậm cuối tháng 12 năm 2020, chúng tôi có dịp ghé về thôn Áng Thượng, ngồi nhâm nhi ngụm trà xanh ngọt lịm và nghe ông kể về câu chuyện cuộc đời mình. Với nụ cười hiền hậu, sau khi bắn một bi thuốc lào, ông chia sẻ.

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Xây dựng thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 11 khi tuổi đời còn khá trẻ (19 tuổi), ông Mạnh ấp ủ ước mơ được học và làm đúng nghề mình yêu thích. Song, sau 5 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 11 (1983-1988), anh thanh niên Mạnh khi đó lại “bén duyên” với nghề làm tăm.

Cuối năm 1988, khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp, ông Mạnh được nghỉ theo chế độ, ông bắt đầu nghĩ đến chuyện mở xưởng sản xuất tăm cho riêng mình.

Theo lời kể của ông Mạnh, nếu mở công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng thì chỉ tạo việc làm cho thanh niên khỏe mạnh, còn người già, phụ nữ, trẻ nhỏ, đặc biệt là người khuyết tật ở quê ông sẽ không có việc làm để tăng thu nhập.

Sau gần 2 năm mày mò, tìm kiếm, hiện nay, công nghệ làm tăm của ông Mạnh đạt hiệu quả cao, tăm sạch 100%. Những gói tăm của xưởng ông Mạnh làm ra được thị trường rất ưa chuộng vì giá thành rẻ, chất lượng tốt và đặc biệt không sử dụng chất bảo quản.

Công việc đang trên đà phát triển thì mọi người bất ngờ khi ông quyết định dừng công việc kinh doanh của mình lại để nhận lời làm trưởng phòng kinh doanh cho Hội Người mù Sơn Tây với mức lương rất thấp.

Lý do mà ông chọn công việc này bắt nguồn từ lá thư của một hội viên Hội Người mùa Sơn Tây gửi cho ông với nội dung đầy xúc động: “Anh Mạnh thân mến! Những người mù, khiếm thị… như chúng tôi được gọi chung là những người khuyết tật.

Người khuyết tật đi đâu, làm gì cũng đều phụ thuộc vào người khác nên chúng tôi cảm thấy mình như một gánh nặng cho xã hội. Để giúp cho những người khuyết tật bớt mặc cảm và để chúng tôi được thấy mình là những người còn có ích cho xã hội, mong anh hãy về Hội Người mù Sơn Tây để giúp Hội, giúp chúng tôi phát triển”.

Đến giờ khi kể lại, ông Mạnh vẫn không khỏi xúc động và trân trọng tình cảm mà những người khuyết tật dành cho mình. Ông Mạnh đã quyết định thuê người quản lý xưởng, còn mình về Hội Người mù Sơn Tây để vận hành bộ máy mới.  

Công việc tại Hội Người mù Sơn Tây có thể nói là rất vất vả, bởi theo ông Mạnh, để hướng dẫn cho người lành làm tăm, làm chổi đã khó, nhưng hướng dẫn những người khuyết tật, trong đó có người khiếm thị, thì khó vô cùng. Nhưng bằng tình yêu, sự kiên trì, ông đã từng bước giúp họ nhanh chóng bắt kịp công việc.

Để hỗ trợ thêm đầu ra cho sản phẩm ở đây, ông Mạnh quyết định chuyển một số đơn hàng của xưởng mình sang cho Hội Người mù Sơn Tây. Từ khi có việc làm ổn định, nhiều hội viên của Hội Người mù Sơn Tây không chỉ tự nuôi sống được bản thân mà còn phụ giúp kinh tế gia đình, có nhiều người đã lấy vợ, lấy chồng sinh con...

Đặc biệt, năm 2014, ngôi nhà chung của hội viên Hội Người mù Sơn Tây đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp và cá nhân ông Mạnh đã ủng hộ 30 triệu đồng để thêm kinh phí xây dựng.

Để ghi nhận và biểu dương những việc ông Mạnh đã làm vì người khuyết tật, nhiều tổ chức đã tặng kỷ niệm chương và bằng khen, giấy khen... Nhưng phần thưởng có thể nói là vô giá đối với ông Mạnh đó là tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn của những người khuyết tật Sơn Tây dành cho ông.

Và theo Ông Bùi Minh Thậm – nguyên Chủ tịch Hội Người mù Sơn Tây, những gì ông Mạnh làm được cho Hội Người mù Sơn Tây là không thể đong đếm được và điều mà ông Mạnh đã làm lớn nhất ở đây là giúp những người khuyết tật ở Hội Người mù Sơn Tây cảm thấy mình tàn, nhưng không phế.

Sự ra đời của hợp tác xã Tình Thương

Hợp tác xã Tình Thương, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là cơ sở chuyên sản xuất tăm tre, đũa tre và chổi chít, nơi gắn bó của những người gặp hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Đây cũng là nơi khởi đầu cho những trẻ khiếm thính và người khuyết tật vươn lên hòa nhập với cộng đồng bằng chính nghị lực của bản thân mình. Người chắp cánh cho những ước mơ đó chính là ông Lê Hồng Mạnh .

Theo ông Mạnh chia sẻ, vào năm 2017 khi thấy tại địa phương có quá nhiều những mảnh đời bất hạnh, khó khăn, ông nảy ra ý tưởng thành lập một hợp tác xã với mục đích tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho những người neo đơn, người nghèo và trẻ em khuyết tật tại địa phương và học sinh tại các trường dành cho trẻ khiếm thị. Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, ông đã tâm huyết cùng với các thành viên của HTX đầu tư tiền vốn mua máy móc và công sức vào công việc sản xuất tăm tre, chổi chít. Ông vận động và tiếp cận các hộ nghèo, cận nghèo, người già cô đơn, người khuyết tật ở địa phương đến làm việc tại hợp tác xã, vừa phù hợp với sức khoẻ lại có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho họ.

Hữu xạ tự nhiên hương, nhiều người khuyết tật và yếu thế đã xin vào cơ sở của ông để làm việc với thu nhập ổn định từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ/ tháng. Với sự cần mẫn của người lao động, sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, giá cả phải chăng, tiêu thu mạnh khắp các tỉnh thành phố, đặc biệt sản phẩm Tăm giang của HTX Tình thương do ông làm Giám đốc đã được Viện khoa học phát triển nhân tài và trí tuệ Việt chứng nhận “Sản phẩm An toàn vì sức khoẻ cộng đồng”. Đã có những thời điểm nhiều cá nhân tổ chức đã lợi dụng danh nghĩa HTX tình thương để lừa người tiêu dùng mua tăm tre với giá đắt gấp hàng chục lần đã làm giảm uy tín của hợp tác xã và cá nhân ông Mạnh, tuy nhiên bằng những nỗ lực của bản thân và sự chịu khó, cần cù từ phía người lao động đã giúp ông dần lấy lại được uy tín, doanh thu tăng đều qua các năm, đời sống của người khuyết tật, người nghèo khó được nâng lên. 

Khi có lợi nhuận, ông cùng các thành viên trong HTX Tình thương tham gia những chương trình thiện nguyện, tương thân tương ái, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, neo đơn và tàn tật. Với nghĩa cử đó, ông được Hội người mù Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì hạnh phúc người mù” vì đã có công giúp đỡ Hội người mù hoạt động hiệu quả trong nhiều năm, Trung ương Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong hoạt động cứu trợ trẻ em khuyết tật và thực hiện nhiệm vụ của Hội cùng nhiều giấy khen của các tỉnh thành, địa phương trên cả nước.

a2

 

a3

Với ông Mạnh, những người lao động luôn là người thân trong gia đình 

Thời gian diễn biến dịch bệnh Covid - 19 kéo dài đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ và bảo quản sản phẩm làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và xã viên. Nhìn kho hàng tồn đọng, nghĩ đến người lao động, ông quyết tậm tự đi tìm mối tiêu thụ sản phẩm và nỗ lực vượt qua khó khăn, tìm hướng đi mới, tiếp cận đối tượng khách hàng mới, mở rộng thị trường và đã giúp cho HTX Tình thương vượt qua được giai đoạn khó khăn, ổn định cuộc sống cho những người khuyết tật.

Tấm gương của ông Lê Hồng Mạnh - Giám đốc HTX Tình thương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã thể hiện một con người vừa có đức, vừa có tâm. Với tôn chỉ sống và làm việc rất nhân văn: “Luôn luôn đồng hành và chung tay với những hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, những người khuyết tật và đặc biệt là những trẻ em khiếm thị để họ thấy rằng bản thân họ được sống có ý nghĩa hơn, có động lực sống tốt hơn và có thể đủ sức vượt qua được những khó khăn, thiệt thòi mà bản thân đã gánh chịu”.

Với những đóng góp của mình, ông Mạnh đã được UBND Hà Nội ra quyết định tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2020. Chúc ông một năm mới luôn mạnh khỏe, để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội, cho đất nước và mang lại mùa xuân cho những mảnh đời khó khăn...

Bắc Hiệp

Tin khác

Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt nam bước vào Vòng thi chung kết Quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.