SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Hôm nay bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam

18:17, 21/01/2021
(SHTT) - Sau quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, hôm nay, 21/1/2021, Covivac - vaccine ngừa COVID-19 do IVAC nghiên cứu và phát triển sẽ bắt đầu được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người.

Trong ngày 21/1, tại Đại học Y Hà Nội sẽ diễn ra Lễ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine Covivac phòng COVID-19. Đây là vaccine “make in Vietnam” thứ 2 được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người.

vaccine Covivac

 Vaccine Covivac phòng COVID-19 do IVAC sản xuất chính thức bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 từ ngày 21/1/2021.

Vaccine Covivac là sản phẩm do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. IVAC đã sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi để thực hiện quy trình sản xuất vaccine Covivac tương tự vaccine cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm.

Theo TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện IVAC, vaccine Covivac đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... Kết quả cho thấy, vaccine được đánh giá có tính an toàn, có khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật.

Vaccine Covivac bắt đầu được thực hiện nghiên cứu từ tháng 5/2020. Trước khi được cấp phép thử nghiệm trên người, vaccine trên thử nghiệm trên chuột đất vàng, chuột nhắt và thỏ. Kết quả, vaccine tạo miễn dịch cao, đảm bảo tính an toàn. Dựa vào những kết quả trên, Ivac nộp hồ sơ gửi Bộ Y tế, xin phép được chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vaccine này.

Vaccine này được đánh giá rất khả quan, vì vậy nhà sản xuất và Bộ Y tế đã đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm trên người sớm hơn gần 2 tháng so với dự kiến ban đầu.

IVAC sẽ phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac . Vaccine này dự kiến sẽ có 4 liều tiêm là 1 mcg, 3 mcg, 10 mcg và 1 mcg có tá chất. Mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày. Quá trình này, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi sát sao tình hình của tình nguyện viên.

Dự kiến, tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1, lứa tuổi sẽ từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác. Giai đoạn 1 tiêm lâm sàng Vaccine này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6/2021. Nếu kết quả cả 3 lần đều thuận lợi thì đơn vị sẽ ra mắt thị trường vaccine này vào cuối năm 2021.

Việt Nam đang có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech); Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (Polyvac); Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược Nanogen (Nanogen).

Trong đó, Nanocovax – vaccine phòng COVID-19 của Nanogen bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người từ tháng 12/2020. Sau thử nghiệm, các tình nguyện viên đều có sức khoẻ tốt, không có triệu chứng bất thường.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vắc-xin chlamydia, sau những thử nghiệm ban đầu, đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn, mở ra triển vọng mới trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Với sự hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà nghiên cứu đã huấn luyện một thuật toán học máy để nhận biết các tín hiệu điện tương ứng 16 cử chỉ tay thường được thợ lặn sử dụng dưới nước, bao gồm cử chỉ từ ngón trỏ đến ngón cái để ra dấu "OK".