SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Hội thảo khoa học quốc gia: Nhiều cơ hội bứt phá cho thương mại điện tử

17:19, 04/11/2020
(SHTT) - Hội thảo quốc gia “Phát triển Thương mại điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên số” là diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp… trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thảo luận về định hướng phát triển thương mại điện tử, hệ thống thông tin.

 Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã, đang tạo ra những “lực đẩy” rất lớn để thị trường thương mại điện tử (TMDT) Việt Nam có thể tăng tốc phát triển toàn diện, với số lượng và giá trị các giao dịch thương mại điện tử nhiều hơn trong thời gian tới.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong kỷ nguyên số”, do Trường Đại học Thương mại phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức, ông Nguyễn Trần Hưng – Trưởng Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và TMĐT, Trường Đại học Thương mại cho biết, trong những năm gần đây, TMĐT ở Việt Nam đã có những bước phát triển tăng tốc thần kỳ khi trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

hoi thao khoa hoc

 Hội thảo khoa học quốc gia: Nhiều cơ hội bứt phá cho thương mại điện tử

Theo Báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019 do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company thực hiện, Việt Nam và Indonesia là 2 thị trường có sự tăng trưởng đột phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng vượt mức 40%/năm, trong khi những quốc gia còn lại tăng trưởng từ 20 - 30% hàng năm.

Báo cáo cũng cho thấy nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và dự báo có triển vọng bứt phá lên 43 tỷ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực TMĐT, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ. Trong đó TMĐT được dự đoán đạt doanh số 23 tỷ USD vào năm 2025.

Đặc biệt, theo ông Hưng, điểm sáng nhất và đáng chú ý nhất của thị trường TMĐT Việt Nam trong thời gian qua là sự tham gia sâu hơn, rộng hơn và ganh đua mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài tham gia vào thị trường TMĐT Việt Nam. Cụ thể, SBI Holdings của Nhật Bản rót thêm vào Sendo 51 triệu USD đầu năm 2018. Cũng trong năm 2018, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á và SEA tăng thêm 1.200 tỷ đồng tương đương 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu sự quyết tâm cạnh tranh của các DN nước ngoài trong cuộc chiến giành thị phần tại thị trường Việt Nam - thị trường được dự báo có thể đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2020 và tăng trưởng hơn 30% mỗi năm.

Tuy nhiên ông Hưng cũng cho rằng, mặc dù hiện nay TMĐT tại Việt Nam có sự phát triển khá nhanh và ấn tượng, đồng thời được dự đoán sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, song thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Một là, niềm tin của người tiêu dùng với các giao dịch trực tuyến chưa cao, mà biểu hiện rõ nhất là hầu hết giao dịch TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng hình thức COD (thanh toán khi nhận hàng). Theo Sách trắng về TMĐT Việt Nam 2020, việc sử dụng tiền mặt khi nhận hàng theo hình thức COD để thanh toán các giao dịch TMĐT vẫn chiếm 86% trong năm 2019. Trong khi đó việc sử dụng thẻ ATM nội địa, sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để thực hiện thanh toán năm 2019 chỉ chiếm lần lượt là 39% và 17%.

Hai là, thất thu thuế trong TMĐT. Trong những năm qua, ngành Thuế đã có những bước tiến đáng kể trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ tin học phục vụ người nộp thuế, cung cấp phần mềm hỗ trợ để người nộp thuế kê khai thuế... “Thực tế, nhiều năm nay, cơ quan quản lý nhà nước đã nhận diện rõ thuế trong TMĐT là một nguồn thu lớn, nhưng đến nay vẫn còn có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các giải pháp thu thuế TMĐT thật sự hiệu quả, dẫn đến đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế. Đó là hạn chế và cũng là yêu cầu đặt ra đối với TMĐT Việt Nam - trong bối cảnh TMĐT đã phát triển rất nhanh chóng vài năm trở lại đây” – ông Hưng nói.

Ba là, các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Chẳng hạn, vụ việc bản đồ “lưỡi bò” được bán trên Shopee và sau đó cơ quan chức năng cũng thu giữ 30 thùng hàng có bản đồ “lưỡi bò” bán trên Shopee. Điều này cho thấy một thực tế là tình trạng thả nổi hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả và thậm chí là các hàng hóa không được phép, đang được bán trực tuyến tràn lan trên các sàn TMĐT xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch TMĐT vẫn còn khá phổ biến

Mai Anh

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 21 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.