SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Học sinh cần làm gì để thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý do Covid-19?

08:30, 05/03/2022
Tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học dường do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?” có sự tham dự của nhiều chuyên gia và hơn 400 giáo viên, học sinh.

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra những hệ lụy lớn cho môi trường giáo dục, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên.

Theo thống kê, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên và 1 triệu giáo viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến, học online trong nhiều tháng liên tiếp, hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn. Việc học sinh phải ở nhà kéo dài, không có sự giao lưu tiếp xúc trực tiếp đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, sự phát triển phẩm chất năng lực toàn diện của học sinh.

Tại buổi tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học dường do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?” được báo Tiền Phong tổ chức vào ngày 4/3, nhiều em học sinh đã tâm sự về tình trạng căng thẳng tâm lý, lo âu, không được chia sẻ, lắng nghe, dẫn đến stress kéo dài, trầm cảm.

anh 1

Khung cảng buổi tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học dường do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?”

Phát biểu tại buổi tọa đàm, thạc sĩ tâm lý Cao Thị Thùy Trang - Giảng viên ĐH Quốc Tế Sài Gòn đưa ra nhận định về các biểu hiện rối loạn tâm lý thường thấy ở học sinh như cảm thấy buồn chán, không muốn giao tiếp, kém tập trung, mau quên, khả năng ghi nhớ kém, rối loạn ăn uống/giấc ngủ, dễ cáu giận, nghĩ đến cái chết,…

Không chỉ học sinh, sinh viên, nhiều giáo viên, phụ huynh cũng rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý nặng nề và để lại những hậu quả đáng tiếc.

anh 2

Học sinh tham gia phát biểu ý kiến chia sẻ tại tọa đàm.

Em Trần Mỹ Linh - học sinh lớp 12A5 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết: “Khi học online ở nhà em không thể làm quen được với hết tất cả các bạn trọng lớp được, bố mẹ thì thất nghiệp, áp lực kinh tế và không thể chia sẻ mọi vấn đề cùng em. Em cảm thấy bản thân bị lạc lõng, cô lập, không thể kết nối được với bạn bè, gia đình và nhà trường, em phải đối mặt với tình trạng stress căng thẳng kéo dài suốt mấy tháng giãn cách”.

“Cả gia đình em mắc Covid-19 và bị đưa đi cách ly, chỉ còn một mình em ở nhà. Em phải tự sinh hoạt, tự cách ly, tự lo mọi thứ trong 2 tuần. Khi người nhà em mất vì Covid-19 em cảm thấy rất tuyệt vọng, sợ hãi và không dám tâm sự với ai vì sợ bị mọi người kỳ thị, xa lánh" - Thư - học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ chia sẻ.

anh 4

Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chia sẻ tại buổi tọa đàm

Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Võ Văn Kiệt bày tỏ sự đồng cảm đối với các bạn học sinh. Theo cô Hồng Anh, công tác giúp học sinh ổn định tâm lý đối vs thầy cô rất quan trọng. Chính vì vậy, đã đến lúc Sở Giáo dục TP.HCM, gần hơn nữa là nhà trường phải quan tâm học sinh nhiều hơn, giúp các em thích nghi và ổn định tâm lý bằng những việc làm thực tế.

"Trường THPT Võ Văn Kiệt đã thành lập đường dây nóng, công khai số liên lạc của Ban giám hiệu để kịp thời tư vấn, trợ giúp cho các em. Ngoài ra, trường còn tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến giữa phụ huynh, nhà trường và học sinh để các em có thể cùng trò chuyện, mạnh dạn bày tỏ khó khăn của mình với các thầy cô”, cô Hồng Anh nói.

anh 5

Thạc sĩ Đỗ Đình Đảo - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Đỗ Đình Đảo - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết thêm, các em học sinh đang gặp những vấn đề về rối loạn tâm lý đến từ các nguyên nhân: Áp lực điểm số, gia đình, bạo lực học đường... đặc biệt là với các em học sinh cuối cấp.

“Đã đến lúc các cơ sở giáo dục phải thực sự quan tâm, tìm ra giải pháp để giúp các em vượt qua những khủng hoảng này, sớm trở lại môi trường học tập hiệu quả”, Thầy Đảo nhấn mạnh.

Trò chuyện cùng học sinh, bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn - Trưởng đơn vị tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhìn nhận: “Dịch Covid-19 là điều không mong muốn, chúng ta chỉ có thể chấp nhận thích nghi với dịch và bắt đầu hòa nhập với cuộc sống. Nếu các bạn, những ai có những cảm xúc chưa tốt, tích cực thì hãy cố gắng nói với bạn thân, những người trong gia đình, chia sẻ nhiều hơn, các em sẽ cảm thấy mọi khoảng cách sẽ được rút ngắn lại”.

Lệ Hằng

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin tổ chức hội nghị “Nền tảng hợp đồng điện tử và các giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử”.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Chính phủ Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tạo vốn khoảng 40 tỷ đô la để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sôi động này.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố không được thu tiền giữ chỗ của phụ huynh.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 22/3 vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.