SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Học ngoại ngữ trong giấc ngủ - Liệu có thể?

06:46, 14/03/2019
(SHTT) - Thông qua kết quả nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng phương thức hoạt động của bộ não để học các ngôn ngữ khác trong lúc ngủ.
eeg

Hình bên trái: Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm nghiên cứu giấc ngủ bằng cách sử dụng điện não đồ (EEG). Hình bên phải: Trong khi ngủ sâu, sóng biên độ cao dao động chậm xuất hiện trong điện não đồ. Những sóng này được tạo ra bởi sự xen kẽ nhịp nhàng của các tế bào não giữa pha hoạt động mạnh (màu đỏ: "trạng thái lên") và pha thụ động (màu xanh: "trạng thái xuống"). 

Hiện nay, nhiều người vẫn thường hay có suy nghĩ rằng ngủ là quãng thời gian không mang tới hiệu quả. Điều này khiến người ta đặt ra một câu hỏi: “Vậy thời gian ngủ có thể trở nên có ích hơn bằng cách nào? Lấy một ví dụ cụ thể, liệu nó giúp ích gì khi học một ngoại ngữ mới?”

Cho tới nay, nghiên cứu thường tập trung vào tính ổn định và tăng cường của kí ức được hình thành khi người ta thức, còn việc học trong khi ngủ lại hiếm khi được kiểm tra.

Nhiều bằng chứng được đưa ra chứng minh thông tin thu thập khi tỉnh giấc đã được phát lại và tái cấu trúc trong khi ngủ.

Quá trình phát lại kí ức giúp củng cố những dấu ấn kí ức vẫn còn mỏng manh và ghi nhận thông tin mới thu được vào kho kiến thức. Nếu quá trình phát lại trong khi ngủ có thể cải thiện kí ức, thì giai đoạn xử lí thông tin ban đầu cũng có thể được thực hiện khi ngủ, kí ức sẽ kéo dài sau khi thức dậy.

Đây cũng là vấn đề khiến 2 nhà nghiên cứu Katharina Henke và Marc Züst und Simon Ruch thuộc Viện Tâm lý học và Hợp tác nghiên cứu liên ngành "Giải mã giấc ngủ: Từ thần kinh đến Sức khỏe & Tâm trí" (IRC) trăn trở đi tìm câu trả lời.

Giải mã giấc ngủ là một dự án nghiên cứu liên ngành lớn được tài trợ bởi Đại học Bern, Thụy Sĩ. Trong IRC còn có 13 nhóm nghiên cứu về y học, sinh học, tâm lý học và tin học. Mục đích của các nhóm nghiên cứu này để có thể hiểu rõ hơn về các cơ chế liên quan đến giấc ngủ, ý thức và nhận thức.

Trong một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí khoa học Current Biology đã chỉ ra rằng con người có thể nhớ được một số thông tin nghe được trong lúc ngủ.  

Họ đã thực hiện thử nghiệm cho các tình nguyện viên đeo tai nghe có phát những từ mới tiếng nước ngoài trong khi ngủ. Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên này đã có một nhận thức nhất định đối với những thông tin được truyền tải thông qua tai nghe ngay cả trong khi ngủ.

Ví dụ, khi một người đang ngủ nghe được cặp từ 'tofer=chìa khóa' và 'guga=voi' thì sau khi thức dậy, họ có thể xác định được các từ "Tofer" và "Guga" biểu thị các vật thể lớn hay nhỏ hơn.

ngu1

 Chúng ta có thể trau dồi từ vựng ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu; từ vựng học được trong giấc ngủ có thể được bộ não vô thức ghi nhận khi ta thức dậy.

Điều này được các chuyên gia lý giải như sau:

Khi con người chìm vào giấc ngủ, tế bào não sẽ dần dần điều chỉnh hoạt động của chúng. Trong giấc ngủ sâu, các tế bào não thường hoạt động một thời gian ngắn trước khi tiến vào trạng thái tạm thời ngưng hoạt động. Trạng thái hoạt động được gọi là 'trạng thái lên', và trạng thái không hoạt động được gọi là 'trạng thái xuống'. Hai trạng thái này xen kẽ sau mỗi 0.5 giây. Liên kết ngữ nghĩa giữa một 'từ giả' và nghĩa tiếng Đức của nó chỉ được ghi nhận và lưu trữ trong giấc ngủ nếu cặp từ đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong trạng thái hoạt động (2,3 hoặc 4 lần).

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Marc Züst cho biết, hồi hải mã - một bộ phận não thiết yếu trong quá trình học tập khi tỉnh táo - cũng góp phần tìm kiếm thông tin hình thành khi ngủ.

"Thật thú vị, khu vực ngôn ngữ của não và hồi hải mã - trung tâm lưu trữ kí ức trong não - đã được kích hoạt trong quá trình tìm lại những từ học được trong giấc ngủ, vì những cấu trúc này của não thường chỉ điều hành việc học từ vựng khi thức. Những cấu trúc não này điều chỉnh sự hình thành trí nhớ hoàn toàn riêng biệt với trạng thái ý thức phổ biến là vô thức khi ngủ sâu, tỉnh táo khi thức giấc”, tiến sĩ Marc Züst chia sẻ.

Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu, hoàn toàn có thể kết luận rằng chúng ta có thể tận dụng phương thức hoạt động của bộ não để học các ngôn ngữ khác trong lúc ngủ.

Nguyễn Thùy

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 23/8 đến 27/8/2024. Chủ đề thi của ABU Robocon 2024 mang tên "Ngày mùa", lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ngày 21/3, Microsoft đã tiết lộ Surface Pro 10 và Surface Laptop 6 có phím Copilot AI được thiết kế riêng trên bàn phím giúp truy cập nhanh vào chatbot.
Đời sống sáng tạo 5 ngày trước
Nghiên cứu của Phạm Minh Đức đã khiến các nhà toán học cùng lĩnh phải chú ý. Đó là một bài nghiên cứu "đẳng cấp Oxbridge".