SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Từ 'đống gạch vỡ' tới Di sản Thế giới

07:13, 09/09/2022
(SHTT) - Khai quật Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được xem là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những kết quả khai quật đã khẳng định đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời.

Theo thông tin từ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, từ tháng 12/2002, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, “Cuộc khai quật khảo cổ học thế kỷ” được Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội – nơi dự định sẽ xây dựng tòa nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới). Kết quả khai quật đã xuất lộ một quần thể di tích vô cùng quý giá, minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long – Hà Nội qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khi di sản đã phát lộ, việc giữ lại nguyên vẹn là một bài toán hết sức gian nan. Đồng lòng giữ di sản, rất nhiều các cuộc họp, hội thảo quốc gia và quốc tế đã diễn ra với mục đích gìn giữ di sản. Trong đó, tiếng nói từ các nhà khoa học, sự ủng hộ của báo chí, Nhân dân, đặc biệt là sự sáng suốt và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ và các cấp bộ, ngành liên quan là những yếu tố quyết định để giữ lại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, góp phần bảo vệ di sản.

hoang thanh1

Nhìn lại hành trình 20 năm đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Thế giới, từ hiện trạng khu vực khai quật năm 2002 

Với nỗ lực đưa Hoàng Thành Thăng Long trở thành di sản thế giới, từ năm 2006, UBND TP Hà Nội chính thức được Chính phủ giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề cử di tích Hoàng Thành Thăng Long là di sản thế giới. Liên tục trong 4 năm, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ và nhận được sự tham gia nhiệt tình, tâm huyết của hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước, sự giúp đỡ tận tình của nhiều Bộ, ban, ngành TƯ.

Ngày 31/7/2010 (ngày 1/8/2010 giờ Việt Nam), kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới họp tại Brazil. Trước Hội đồng Di sản thế giới gồm 21 nước đại diện, Việt Nam cùng ICOMOS trình bày và bảo vệ. Hồ sơ được Hội đồng di sản công nhận Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản thế giới thứ 900 của nhân loại.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội", TS Phạm Lê Huy (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết ông rất xúc động khi nhìn thấy thành quả nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này trong 20 năm qua, từ một di tích trước đây được đánh giá là "đống gạch vỡ" đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ông Huy nhấn mạnh đây không phải công lao của cá nhân riêng rẽ mà là nỗ lực của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu và cả các nhà ngoại giao, nhà chính trị, trong đó có những người đã không còn nữa như GS Phan Huy Lê, TS khảo cổ Nguyễn Tiến Đông.

hoang thanh

 

TS Phạm Lê Huy góp ý kiến nêu nhiều hướng nghiên cứu di tích này trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh ngoài nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung nghiên cứu về thời Lê, phục dựng điện Kính Thiên, thì cũng cần tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn khác ở di tích này như nghiên cứu thời Lý - Trần, di tích hành cung Long Thiên thời Nguyễn, thời kỳ tiền Thăng Long (thời Tùy Đường), hay thời thuộc Minh.

Ông Huy cho rằng tuy thời Tùy Đường, thuộc Minh là những giai đoạn chúng ta chịu sự đô hộ của nước ngoài, ít được nghiên cứu, nhưng đó vẫn là giai đoạn lịch sử mang tính cơ hữu của di tích này, giúp chúng ta làm rõ tính chất liên tục của di tích - điều mà UNESCO đánh giá cao nhất ở di tích này.

Ông Huy cũng đặt hy vọng thời gian sắp tới Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình 3D về di tích này để người dân bình thường cũng có thể tiếp cận, hình dung về di tích hơn, bởi tới nay vẫn có không ít người chỉ nhìn di tích vô giá này như "đống gạch vỡ" ở các hố khai quật.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng cho biết, cuộc khai quật khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích lịch sử trải dài 13 thế kỷ, với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau, khẳng định đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời; là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu; đồng thời, là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, cũng như phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin tổ chức hội nghị “Nền tảng hợp đồng điện tử và các giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử”.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Chính phủ Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tạo vốn khoảng 40 tỷ đô la để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sôi động này.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố không được thu tiền giữ chỗ của phụ huynh.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 22/3 vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Liên kết hữu ích