SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Hoãn phiên tòa tranh chấp bản quyền Thần đồng Đất Việt: Hành trình 12 năm đi đòi công lý

15:37, 12/06/2019
(SHTT) - Phiên tòa tranh chấp bản quyền Thần đồng Đất Việt lại một lần nữa bị hoãn do Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có đơn xin dời ngày xét xử.

Theo dự kiến, sáng nay (12/6), TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa họa sĩ Lê Phong Linh (hay còn gọi là Lê Linh, SN 1974) và bị đơn là bà Phan Thị Mỹ Hạnh, SN 1965, TP.HCM, đại diện cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học Phan Thị (Công ty Phan Thị).

Phiên toà dự kiến diễn ra tại trụ sở TAND TP.HCM theo đơn kháng cáo của bị đơn, cho rằng TAND quận 1, TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn yêu cầu đình chỉ vụ án chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền.

hoa si le linh 1

 

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhận được, phiên toà Phúc thẩm vụ tranh chấp trên đã bị hoãn tới ngày 16/7 mới đưa ra xét xử.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18/2, TAND quận 1 tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo trong Thần đồng đất Việt; xác nhận bà Mỹ Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau.

Tòa cũng buộc Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 3 kỳ liên tiếp của 2 tờ báo và thanh toán 15 triệu đồng chi phí luật sư cho vị họa sĩ.

Cũng tại toà sơ thẩm, HĐXX xét thấy Phan Thị là chủ sở hữu 4 hình tượng trên nên có quyền làm tác phẩm phát sinh từ tập 79 trở về sau. Tuy nhiên bị đơn không có quyền cắt xén tác phẩm, làm các hành động gây phương hại đến uy tín tác giả.

Ngoài ra, khi đối chiếu quy định của pháp luật, việc Phan Thị tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi sửa chữa tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Mặt khác, khi ông Linh là đồng tác giả thì việc làm này là xâm phạm quyền nhân thân.

Không chấp nhận kết quả của bản án sơ thẩm, phía Công ty Phan Thị đã kháng cáo.

Vậy ai mới chính là tác giả của bộ truyện tranh sau 12 năm dài tranh chấp đang được người quan tâm chờ đợi trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

than dong dat viet

 Hoãn phiên tòa tranh chấp bản quyền Thần đồng Đất Việt: Hành trình 12 năm đi đòi công lý 

Thần đồng đất Việt là một bộ truyện dài, thành công bậc nhất của làng truyện tranh Việt Nam. Truyện lấy bối cảnh thời Hậu Lê, kể câu chuyện và cuộc đời của Lê Tí - một trạng nguyên nước Việt - cùng những người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Tí là một cậu bé hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Cậu trở thành lưỡng quốc trạng nguyên. Cùng Sửu, Dần và Cả Mẹo, Tí có công lớn trong việc phò trợ vua Lê chống sự xâm lược của quân Minh.

Từ 2002 tới nay, các ấn phẩm của Thần đồng đất Việt vẫn tiếp tục ra mắt. Tác phẩm không chỉ vui vẻ, hài hước mà còn mang tính giáo dục, đưa ra nhiều bài học lịch sử văn hóa, với câu chuyện gần gũi văn hóa dân tộc. Bộ truyện không chỉ chiếm cảm tình của độc giả mà có sức ảnh hưởng trong cộng đồng truyện tranh.

Theo hồ sơ vụ kiện, ông Lê Linh cùng với bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) đứng tên đăng ký quyền tác giả. Tháng 5/2002, Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị.

Tuy nhiên họa sĩ Lê Linh quyết định ngưng cộng tác với Phan Thị khi "Thần đồng đất Việt" phát hành đến tập thứ 78. Các tập tiếp theo của bộ truyện vẫn tiếp tục ra đời nhưng không đề tên tác giả, họa sĩ là ai. Phía Phan Thị cho rằng mình là chủ sở hữu có các quyền tài sản đối với tác phẩm nên tổ chức xuất bản các tập tiếp theo mà không cần ý kiến của tác giả. Trong khi đó, ông Lê Linh cũng không còn làm việc tại Phan Thị. Vì vậy công ty có quyền thuê người khác làm những tập tiếp theo.

Ngược lại, họa sĩ Lê Linh cho rằng mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của mình. Vì vậy vào tháng 4/2007, họa sĩ Lê Linh đã chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM.

Vân Tú

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.