SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

H&M và những vụ tranh chấp bản quyền đình đám

09:00, 15/05/2018
(SHTT) - H&M kiện Forever 21 ăn cắp ý tưởng, H&M bị kiện vì bộ sưu tập kết hợp cùng Justin Bieber, cuộc chiến bản quyền giữa Thrasher và H&M... là những vụ tranh chấp bản quyền đình đám, phần nào làm ảnh hưởng đến danh tiếng của H&M.

H&M kiện Forever 21 ăn cắp ý tưởng

Thông tin từ trang The Fashion Law cho hay, H&M đâm đơn kiện Forever 21 lên Tòa án liên bang New York. Trong đơn kiện, hãng thời trang Thụy Điển nêu rõ, họa tiết cây dừa và dòng chữ "Beach Please" do một trong những thành viên thuộc đội thiết kế của họ sáng tạo nên. H&M bắt đầu bán mẫu túi xách này tại thị trường Mỹ (ở các cửa hàng và website) hồi năm 2014 và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng nhờ thiết kế độc đáo.

H&M

 

Cũng theo H&M, công ty đã đăng ký bản quyền cho mẫu túi này và nó có hiệu lực từ tháng 6/2015.

H&M cho rằng Forever 21 đã bán mẫu túi gần như giống y hệt sản phẩm gốc: "Họ thuê các công ty ở Trung Quốc sản xuất, sau đó nhập khẩu vào Mỹ. Trước đây, hãng này từng bị tố cáo vi phạm bản quyền thiết kế".

Theo đó, H&M yêu cầu Forever 21 ngừng sản xuất và bán mẫu túi xách cây dừa. Đồng thời, bị cáo phải bồi thường cho bên nguyên đơn toàn bộ lợi nhuận thu về từ việc bán hàng.

H&M bị kiện vì bộ sưu tập kết hợp cùng Justin Bieber

&M và Justin Bieber tung ra bộ sưu tập kết hợp vào tháng 9/2017, khi ngôi sao nhạc pop bắt đầu tour diễn mang tên "Purpose of the Stadium Tour". Chiếc áo hoodie với hình ảnh ký tự S ngay ngực áo cùng dòng chữ "Stadium" đang gây ra luồng dư luận trái chiều trong cộng đồng yêu thời trang.

Mới đây, thương hiệu Stadium cáo buộc H&M vi phạm pháp luật trong việc sử dụng nhãn hiệu và đâm đơn kiện lên tòa án ở Thụy Điển.

H&M 1

 

"H&M đã sử dụng một ký tự giống với tên của thương hiệu Stadium trong việc quảng bá và kinh doanh quần áo. Việc sử dụng nhãn hiệu này tại các nước thuộc thành viên châu Âu đều là hành vi vi phạm pháp luật ", luật sư của Stadium khẳng định.

Ngoài ra,Stadium yêu cầu H&M không được tiếp tục sử dụng ký hiệu này và cảnh báo mọi hành vi vi phạm đều sẽ bị phạt tiền từ 120.000 USD.

H&M tiếp tục bị tố vi phạm bản quyền trong chiến dịch quảng cáo

Theo thông tin được đăng tải trên WIPR, ekip quảng cáo của H&M đã thực hiện chụp ảnh và quay video cho chiến dịch tiếp thị tại một sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn. Tại đây họ đã sử dụng hình ảnh của một bức tranh phun sơn trên tường.

Người đã vẽ bức tranh đó chính là nghệ sĩ tự do Jason Williams (bút danh Revok). Vì vậy Jason Williams đã đệ đơn tố cáo nhà bán lẻ thời trang hàng đầu H&M vi phạm bản quyền bức tranh đó và đòi bồi thường.

H&M 2

 

Mới đây, H&M đã có động thái đầu tiên và khiếu nại Jason Williams. H&M cho rằng chính Jason Williams không có quyền sở hữu bản quyền bức tranh bởi bức tranh phun sơn này được vẽ trên sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn nên nó là tài sản của thành phố New York và Jason Williams đã vẽ lên đó mà không có được sự đồng ý của đại diện thành phố.

Thậm chí H&M còn tuyên bố rằng việc vẽ tranh của ông Jason Williams là phá hoại tài sản của thành phố. Hiện tại H&M đang lấy bằng chứng để chứng minh việc ông Jason Williams không sở hữu bản quyền bức tranh và đây là bức tranh bất hợp pháp.

Cuộc chiến bản quyền giữa Thrasher và H&M

Tài khoản Instagram của Thrasher đã chia sẻ một bức ảnh của mẫu áo trong dòng sản phẩm Divided của H&M với dòng chữ “Trippin” nổi bật ở mặt trước. Vấn đề là font chữ này lại trông rất giống với logo của Thrasher.

H&M 3

 

Thrasher đã gửi thư yêu cầu ngừng sản xuất chiếc áo vì vi phạm bản quyền, và phản ứng của H&M đó chính là phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào của họ.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.