SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Hình ảnh đầu tiên của biến chủng SARS-CoV-2 tại Anh

07:39, 27/01/2021
(SHTT) - Cơ quan liên bang giám sát việc bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người (Rospotrebnadzor) của Nga mới đây đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới ghi lại được hình ảnh hiển vi của biến chủng SARS-CoV-2 tại Anh sau khi phân lập virus từ mẫu bệnh phẩm của một người mắc COVID-19 vào tháng 12/2020.

Theo Sputnik, hình ảnh của biến chủng SARS-CoV-2 tại Anh được ghi lại bằng kính hiển vi điện tử truyền qua với độ phóng đại 100.000 lần. 

hinh_anh_bien_chung_SARS_CoV_2_tai_Anh

 Hình ảnh biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Anh được phân lập từ một bệnh nhân hồi tháng 12/2020. Ảnh: Rospotrebnadzor.

Hình ảnh dưới kính hiển vi được thực hiện trong quá trình nghiên cứu các thuộc tính của biến chủng SARS-CoV-2 bao gồm đặc điểm cấu trúc, sự hiện diện của virus trong nuôi cấy tế bào và mô hình thử nghiệm trên động vật.

Rospotrebnadzor cho biết, nghiên cứu của cơ quan này đã khẳng định được độ tin cậy của các xét nghiệm PCR (phản ứng chuỗi polymerase) phát hiện ra chủng virus SARS-CoV-2 tại Anh.

Đại diện đơn vị nghiên cứu cũng khẳng định, các đột biến đặc trưng của biến chủng SARS-CoV-2 tại Anh không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine EpiVacCorona, do loại vaccine này chứa kháng nguyên peptide không bị tác động bởi những thay đổi của virus.

Được biết, biến chủng SARS-CoV-2 tại Anh được phát hiện lần đầu vào đầu tháng 12/2020. Trong một buổi họp báo tại London ngày 22/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo, biến chủng này có khả năng gây tử vong cao hơn 30% và khả năng lây nhiễm cao hơn tới 70% so với loại đã biết trước đây. Tuy nhiên, giới khoa học thế giới cho biết, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể khẳng định tính đúng đắn của các số liệu này.

Tính tới thời điểm hiện tại, biến chủng này đã lây lan sang 60 quốc gia trên thế giới và khiến nhiều nước phải áp đặt lệnh hạn chế đi lại, thậm chí cấm hoàn toàn du khách đến từ Anh để hạn chế sự tấn công từ biến chủng nguy hiểm này.

Trong diễn biến liên quan, 1 bài viết mới đăng tải trên Tạp chí Nature cho biết, tuần vừa qua đã có 3 nghiên cứu liên tiếp được công bố chỉ ra rằng, biến thể 501Y.V2 của virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có khả năng vượt qua các phản ứng miễn dịch tạo ra do vaccine và lần nhiễm bệnh COVID-19 trước (gây ra do chủng virus cũ).

Theo Nature, biến thể 501Y.V2 của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu ở Nam Phi vào tháng 10/2020, đến nay đã xuất hiện ở hàng chục quốc gia trên toàn cầu.

Tại thời điểm lần đầu xác nhận sự tồn tại của biến thể này, khả năng lây lan nhanh chóng là điều khiến các nhà nghiên cứu phải lo ngại, tuy nhiên, đó chưa phải là điều tồi tệ duy nhất.

Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm các nhà khoa học Nam Phi đã lấy kháng thể của 6 bệnh nhân COVID-19 từng nhập viện trước khi biến thể 501Y.V2 xuất hiện. Họ nhận thấy ở các mức độ khác nhau, cả 6 mẫu đều không thể kháng lại biến thể mới.

Phát biểu trong cuộc phỏng vẫn với Đài CNN, ông Alex Sigel, nhà virus học thuộc Viện Nghiên cứu sức khoẻ châu Phi, nhận định: “Tôi nghĩ ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những kiểu biến thể này sẽ xuất hiện thêm trên toàn cầu - thậm chí chúng đã xuất hiện rồi - với khả năng lẩn tránh kháng thể của những lần nhiễm bệnh trước”.

Phát hiện của nhóm ông Sigal tương tự với nghiên cứu công bố ngày 19/1 của Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi. Theo kết quả nghiên cứu, kháng thể của một nửa trong số 44 người từng nhiễm COVID-19 hoàn toàn vô hiệu trước biến thể mới, số còn lại phản ứng yếu và chỉ duy nhất một người có phản ứng tốt.

covid-0715

 

Cùng trong ngày 19/2, nghiên cứu do Đại học Rockefeller (Mỹ) tiến hành cũng chỉ ra điều tương tự. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lấy mẫu máu của 20 người được tiêm vaccine của Pfizer và Moderna để thử nghiệm với biến thể ở Nam Phi. Kết quả cho thấy đã có 3 trong 8 đối tượng nghiên cứu thể hiện những đột biến của virus quả thật giúp nó lẩn tránh kháng thể do vaccine kích hoạt nhưng không hoàn toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đầy đủ bằng 2 nghiên cứu của Nam Phi do số lượng đột biến được theo dõi ít hơn.

Cả 3 nghiên cứu trên đều được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm, thế nên các nhà khoa học vẫn cẩn trọng với kết quả vì những gì diễn ra trong cơ thể người phức tạp hơn nhiều.

Trang web khoa học Futura (Pháp) cho biết, hiện các công ty khởi nghiệp đang chạy đua để nghiên cứu một loại vaccine đa năng có thể tạo phản ứng miễn dịch bất kể các chủng virus đột biến như thế nào. Trong số đó phải kể đến vaccine của công ty công nghệ sinh học Osivax ở Lyon (Pháp) sử dụng công nghệ oligoDOM nhắm tới kháng nguyên vỏ bọc nhân (nucleocapsid) của virus; vaccine của công ty Phylex BioSciences ở California (Mỹ) khai thác protein S của SARS-CoV-2.

Ngoài ra, công ty công nghệ sinh học eTheRNA ở Bỉ đang phát triển dự án vaccine đa năng theo công nghệ tương tự Phylex Bioscience, tức là khai thác phần protein S được bảo tồn vốn là phần giống hệt nhau trong mọi chủng virus Corona.

An An

Tin khác

Tin tức 14 phút trước
Tại Hội nghị hợp tác và đầu tư giữa các tỉnh Tây Nguyên và Ấn Độ vừa diễn ra, tỉnh Đắk Lắk mong muốn Ấn Độ tạo điều kiện thuận lợi cho quả sầu riêng và các nông sản của tỉnh được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Ấn Độ.
Tin tức 2 giờ trước
Liên quan đến Dự thảo Nghị định quy định về giá đất, Hội Thẩm định giá Việt Nam đã có ý kiến góp ý trực tiếp vào các nội dung kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng 17/4, trường Đại học Hải Phòng tổ chức lễ mít tinh chào mừng 65 năm ngày thành lập. Trước đó tại các khoa, các đơn vị cơ sở trực thuộc tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, ý nghĩa như: Giao lưu văn hóa – thể thao, ngày hội hiến máu tình nguyện; hội trại thanh niên trường Đại học Hải Phòng…
Tin tức 18 giờ trước
Tầm nhìn đến năm 2045, Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành một tiểu khu đô thị khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Cùng với việc công bố Đề án tuyển sinh năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện) đã công bố chính sách học bổng đặc biệt dành cho các thí sinh trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024.
Liên kết hữu ích