SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 04/11/2024
  • Click để copy

Hậu COVID 19: Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để ổn định?

14:07, 22/09/2020
(SHTT) - Đại dịch COVID 19 khiến thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng xấu chưa từng có. Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng không phải ngoại lệ. Thời điểm dịch bệnh được kiểm soát kỳ vọng thị trường BĐS sẽ “đi đúng quỹ đạo” vốn có của nó. Vậy các doanh nghiệp BĐS cần phải làm gì thời “Hậu COVID”?

Doanh nghiệp “gặp khó” từ đại dịch COVID

Kể từ cuối năm 2019 hầu hết các doanh nghiệp BĐS bắt đầu “lao đao” do đại dịch COVID 19 bắt đầu “hoành hành”. Chưa kịp “hồi mã thương” sau đợt dịch thứ nhất thì họ lại phải đối mặt “làn sóng dịch thứ hai”. Điều này khiến cho khó khăn chồng chất khó khăn.

Theo dự báo về thị trường BĐS quý III/2020 và quý IV/2020 của Công ty DKRA, lĩnh vực BĐS có những dấu hiệu phục hồi tích cực hơn quý I/2020 và quý II/2020. Nhưng, dịch Covid-19 lại đang diễn biến rất phức tạp và khó lường.

Đối với các doanh nghiệp BĐS vừa mới trải qua khó, hoạt động trở lại thì lại gặp ngay COVID “Part 2” gây tổn thất khá lớn về tài chính và nhân sự

Theo chuyên gia Kinh tế Lê Chí Nhân, tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh BĐS là rất lớn, từ công tác triển khai đến mở bán rồi ra mắt dự án… phải dừng hoạt động, thậm chỉ phải đóng cửa.

Cùng bàn luận về tác động của dịch bệnh để lại, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng “Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đợt dịch đầu, thị trường BĐS bắt đầu có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Song, đến khi dịch Covid-19 tái bùng phát vào cuối tháng 7 vừa qua, các doanh nghiệp BĐS phải tạm ngưng ngay để xem xét và nhìn nhận lại dự án cũng như triển khai các kế hoạch khác”

Tọa đàm giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu COVID 19 ngày 12/6/2020

Trao đổi tại hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19” do Báo Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết số lượng doanh nghiệp được thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây là tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong tất cả các ngành nghề; số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%; số còn lại khoảng 200 sàn thì đang hoạt động cầm chừng.

Một số doanh nghiệp có nguồn tài chính mỏng đã không có nguồn thu để trả lương cho người lao động và thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn cho Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, những doanh nghiệp có thể tích lũy vốn thì cũng không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai đầu tư dự án.

Làm sao để ổn định thời “hậu COVID”?

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản dịch bệnh tại Việt Nam đã phần nào được kiểm soát. Đã gần 20 ngày chưa ghi nhận thêm ca mắc nào. Đây chính là dấu hiệu mừng cho thị trường BĐS nói chung và dành cho các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp không bị “bỡ ngỡ” sau thời gian “đóng băng” do dịch thì cần có những biện pháp cụ thể.

  1. Tái cấu trúc hệ thống nhân sự

Theo các chuyên gia BĐS Doanh nghiệp có thể thay thế một bộ phận nhân viên chính thức bằng các cộng tác viên.

Ngoài ra, để tối ưu hóa hiệu quả chi phí, các khoản chi trả trong khoảng thời gian trống cho nhân sự làm chính thức nhưng thiếu nguồn hàng cũng có thể được quy đổi thành các khoản ưu đãi thêm như nâng mức hoa hồng, thưởng cao hơn cho sales.

2. Hoàn thiện danh mục đầu tư, sản phẩm

Việc nhà nước đang nới lỏng dần môi trường pháp lý để kích thích nền kinh tế sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp BĐS đẩy nhanh tiến độ sau đợt nghỉ dịch dài.

Bằng việc hoàn thiện danh mục đầu tư, sản phẩm hiện có, các doanh nghiệp BĐS không chỉ đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh mà còn cho thấy sự ổn định và cam kết sự tin cậy đối với khách hàng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần tập trung cơ cấu lại danh mục đầu tư, sản phẩm và tìm kiếm các hạng mục đầu tư tiềm năng mới.

3. Tìm kiếm các gói hỗ trợ từ nhà nước và ngân hàng

Để kích hoạt lại nền kinh tế, chính phủ và các ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách, các gói ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11 chỉ đạo việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội. Sau đó, ngày 17/03/2020, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Với ngành BĐS gần như bị “đóng băng” trong dịch, đây là cơ hội vàng để các doanh nghiệp giảm bớt thiếu hụt về tài chính trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Tận dụng các nguồn hỗ trợ này hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo thêm nguồn vốn đầu tư và duy trì hoạt động.

4. Chuẩn bị các kịch bản phát triển dài hạn

Để các doanh nghiệp BĐS có thể lấy lại đà tăng trưởng và lập kế hoạch phát triển dài hạn, một điều không thể thiếu đó là khiến cho nền kinh tế trong nước hồi phục. Lúc này, sự hỗ trợ đến từ các doanh nghiệp và nhà phát triển BĐS giúp nhanh chóng ổn định tình hình dịch là yếu tố cần thiết.

Đây là điều mà các doanh nghiệp BĐS đã làm rất tốt ở thời kỳ đỉnh dịch.                                                                                               

Linh Lang

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Trung Quốc chính thức gỡ bỏ hầu hết hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực sản xuất.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy, Tây Hồ và thị xã Sơn Tây.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau nho sữa, từ đầu tháng 10 trở lại đây thêm một loại nho “quý tộc” có tên “trái tim mùa thu” từ Trung Quốc đã tràn sang chợ Việt với giá cực rẻ. Đây là giống nho nổi tiếng của Nhật Bản, được xếp vào hàng trái cây “quý tộc” vì giá đắt đỏ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thực phẩm an toàn (TPAT) là vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập. Bởi vậy, các sở, ngành cấp tỉnh đã và đang tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phát triển chuỗi cung ứng TPAT.
Liên kết hữu ích