SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Hàng Việt lép vế

07:58, 19/07/2013
Tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM, tình trạng hàng ngoại “đè” hàng nội diễn ra khá phổ biến. Có nhiều mặt hàng doanh nghiệp trong nước dư sức sản xuất nhưng các siêu thị, trung tâm kinh doanh vẫn phải nhập từ nước ngoài.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại hệ thống siêu thị M. (đường 3 Tháng 2, quận 10, TPHCM), nhiều mặt hàng gia dụng như bộ vá múc canh, bình đun nước, ca điện… đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Người tiêu dùng khó tìm thấy những mặt hàng này có xuất xứ trong nước. Chưa kể, các loại giẻ lau nhà, khăn tắm, nôi trẻ em, bông tẩy trang cũng có xuất xứ nước ngoài. Trong khi thực tế, doanh nghiệp trong nước thừa sức sản xuất những mặt hàng này. Không chỉ hàng gia dụng, các mặt hàng thực phẩm cũng bị hàng ngoại lấn lướt, như me Thái Lan (khoảng 90.000 đồng/kg), bánh xốp Thái Lan (21.000 đồng/3 cái) được bày bán khá nhiều.

Tương tự, hệ thống siêu thị L. (đường Lê Đại Hành, quận 11, TPHCM) cũng bán tràn ngập các mặt hàng đồ chơi trẻ em, thực phẩm tươi sống… có xuất xứ ngoại quốc. Những mặt hàng trong nước chiếm số lượng rất ít, hoặc khá khiêm tốn. Chỉ tính riêng gian hàng mì gói xuất xứ Hàn Quốc, Thái Lan… đã “ôm” trọn một sảnh lớn trên tầng lầu hệ thống siêu thị L. Tất nhiên, mỗi gói mì xứ sở kim chi có giá ngất ngưởng, ở mức từ 20.000 - 40.000 đồng/gói; các loại mì khác giá khoảng 10.000 đồng/gói. Hệ thống nhà sách kiêm siêu thị mini như M.K, T.N cũng bán tràn ngập các loại bút, kiếng thời trang xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan, với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/cái, tùy từng sản phẩm, thương hiệu.

Bên cạnh đó, những siêu thị điện máy như N.K, P.K, P.V cũng không hiếm những vỏ điện thoại, đế tỏa nhiệt có giá từ 200.000 - 2 triệu đồng/cái. Đáng chú ý, các sản phẩm này đều có xuất xứ Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan…

Trên thực tế, hiện nay, số siêu thị “phủ sóng” từ 80%-90% hàng Việt tại TPHCM không nhiều; ngược lại, siêu thị bán tràn ngập hàng ngoại rất phổ biến. Sẽ không có gì đáng bàn nếu toàn bộ hàng ngoại đều thuộc diện buộc phải nhập khẩu, không thể thay thế bằng các mặt hàng sản xuất trong nước. Tuy vậy, thực tế cho thấy không ít mặt hàng nhập ngoại hoàn toàn có thể thay thế bằng hàng nội. Nhiều ý kiến cho rằng chính tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh hạn chế của doanh nghiệp trong nước… đã vô hình trung tạo điều kiện cho hàng ngoại “bóp nghẹt” hàng nội.

Tin khác

Kinh tế 6 giờ trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.