SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Hàng Trung Quốc gian lận xuất xứ tràn vào Việt Nam

16:29, 07/08/2019
(SHTT) - Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vụ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc nhưng ghi "made in Vietnam" và cả ký hiệu mã vạch của Việt Nam đã bị phát hiện.

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, đầu tháng 8, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III kiểm tra 1 container chứa hàng ngàn phụ kiện điện thoại di động trị giá cả tỉ đồng, nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, lô hàng trên được Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo Phát IMEX (tỉnh Lạng Sơn) nhập khẩu ủy thác cho một doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội. Khi làm thủ tục, công ty xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E (xuất xứ Trung Quốc) nên được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

3-duoi-3-15650995934701504127136

Lực lượng chức năng của Hải Phòng kiểm tra một lô hàng nhập khẩu. Ảnh: Người Lao Động

Giấy chứng nhận ghi vậy nhưng thông tin trên bao bì sản phẩm thì tên tuổi, địa chỉ và cả trung tâm bảo hành là của Công ty CP Thương mại "TITAN" Việt Nam - một DN trong nước. Trên nhiều sản phẩm còn ghi "made in Vietnam" và cả ký hiệu mã vạch của Việt Nam (đầu mã vạch 893). Vì sản phẩm thể hiện xuất xứ Việt Nam nên trường hợp DN bán hết lô hàng này thì sẽ được hoàn thuế GTGT 10%.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy, hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác "made in Vietnam", đang gây ảnh hưởng đến uy tín DN Việt Nam. Những mặt hàng dễ tráo nhãn Trung Quốc thành "made in Vietnam" nhất là quần áo, giày dép, mắt kính...

Trước đó, ngày 6/7, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I cũng kiểm tra một container hàng của Công ty TNHH Lạc Lạc (Hà Nội). Theo khai báo, hàng là giày thể thao chất liệu đế cao su, thân giả da, nhãn hiệu Topper, xuất xứ Trung Quốc, số lượng 6.576 đôi. Tuy nhiên, trên các đôi giày đều gắn chữ TOPPER, bên trong giày có tem trắng ghi dòng chữ "made in Vietnam". Trên hàng hóa và bao bì thể hiện mã số, mã vạch do nước ngoài sản xuất.

Theo ông Nguyễn Thái Hưng, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Hải Phòng, nếu hải quan không phát hiện, chỉ riêng lô hàng này DN đã chiếm dụng hàng trăm triệu đồng tiền thuế của nhà nước. Ông Hưng cho biết thêm vừa qua, Cục Hải quan Hải Phòng còn phát hiện nhập nhèm ở lô hàng của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Meiying (trụ sở tại Hải Phòng). Hàng là giày thời trang nam thấp cổ, chất liệu giả da, đế và mũi giày làm bằng cao su, hiệu Yung Fu; số lượng 660 đôi, xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên hàng không thể hiện nhãn hiệu. Bên trong giày có ghi "made in China" nhưng tem nhãn gốc thể hiện xuất xứ "made in Vietnam", in phía trong giày.

Trong khi đó, theo tờ Tuổi Trẻ, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của hàng Việt Nam, nên cửa xuất của hàng Việt vào thị trường này sẽ khó khăn hơn khi đồng NDT giảm giá.

Ở chiều ngược lại, đây là thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam nên doanh nghiệp nhập khẩu các linh phụ kiện cho sản xuất sẽ có lợi thế khi nhập hàng từ Trung Quốc nhờ giá rẻ. Nhưng với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh về giá khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào nhiều hơn.

Đặc biệt hơn, đó là nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc tăng lên và hàng Trung Quốc gian lận xuất xứ, nhãn mác vào Việt Nam để tiêu thụ tại nội địa và hưởng ưu đãi xuất xứ ra nước ngoài. Những vụ việc gần đây về giả mạo xuất xứ được phát hiện càng cho thấy rõ điều đó.

Do đó, trước hết doanh nghiệp phải chủ động nâng cao chất lượng, thương hiệu và uy tín của hàng Việt Nam để cạnh tranh với hàng Trung Quốc tốt hơn thông qua tăng năng suất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Gần đây hàng Việt đã được đánh giá là cải thiện nhiều về chất lượng, mẫu mã, nâng cao được thương hiệu và uy tín trên chính sân nhà.

Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam. Bởi nếu không quyết liệt và có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, sẽ có nhiều nguy cơ đặt ra với hàng Việt Nam khi cạnh tranh không lành mạnh và tổn hại tới người tiêu dùng.

Hoài Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 16/4/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh của bà Đ.T.T tại địa chỉ: phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc xuất xứ có tổng trị giá 300 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện kế hoạch và công văn chỉ đạo của Cục QLTT về tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác giám sát trên địa bàn, qua đó phát hiện nhiều sai phạm về hàng hóa.
Media 3 ngày trước
(SHTT) - Những ngày đầu triển khai tháng ATTP trên địa bàn, Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần nửa tấn cam có xuất xứ từ nước ngoài, có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu.
Tin tức 3 ngày trước
(SHTT) - Triển khai thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai về việc tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.