SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Hàng Thái Lan: Cuộc đua rầm rộ trên đất Việt

11:00, 17/08/2017
(SHTT) - Hiện Thái Lan là đối tác lớn thứ 5 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này là 8,85 tỷ USD, chiếm 5,1% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của cả nước

Hàng Thái tăng chóng mặt tại thị trường Việt

Bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2014, khi Berli Jucker Plc (BJC) thâu tóm Metro Cash & Carry Vietnam trị giá 655 triệu Euro. Thương vụ mua bán sáp nhập được đánh giá là lớn nhất thời điểm bấy giờ đã báo hiệu sự thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt từ Thái. Không lâu sau đó, một ông lớn khác từ Thái Lan,  Central Group, cũng thâu tóm Nguyễn Kim - một trong những nhà bán lẻ điện tử lớn tại Việt Nam và tiếp theo là Big C.

Nếu tính từ thời điểm năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đã ở mức  7,1 tỷ USD. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đã tăng lên 8,3 tỷ USD. Quý 1/2016, con số này đã đạt 1,8 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu ôtô và phụ tùng ôtô từ Thái Lan.

Kết quả thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hiện Thái Lan là đối tác lớn thứ 5 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. Trong năm 2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này là 8,85 tỷ USD, chiếm 5,1% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của cả nước và chỉ thấp hơn so với kim ngạch nhập khẩu từ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Xét trong khối ASEAN, Thái Lan cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Thái Lan năm 2016 chiếm tới 30,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN. 

Chỉ tính riêng trong vòng 7 tháng đầu năm, nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng mạnh nhất là ở một số nhóm hàng sau: Hàng rau quả, xăng dầu các loại, hóa chất, sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, ô tô nguyên chiếc các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

hang_Thai1

Hàng Thái Lan: Cuộc đua rầm rộ trên đất Việt 

Không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng

Theo Trí Thức Trẻ, với thực tế hiện nay, khi người Thái có một lực lượng kênh phân phối hùng hậu thì các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới từ công nghệ cho đến kênh quảng bá và phân phối, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà.

Không thể đỗ lỗi cho người tiêu dùng vì sính ngoại, mà nên nhìn thẳng vào thực tế là hàng Việt hoặc là chất lượng không tốt, hoặc là không đến được tay lượng người tiêu dùng thực sự cần. Xét về mặt thị trường, khi hàng Thái rẻ thêm nhờ thuế bằng không sẽ tốt hơn cho người tiêu dùng, và cũng là sức ép để các doanh nghiệp Việt tự nhìn lại mình và thay đổi. Nhưng nếu không thay đổi được, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến làn sóng thoái trào của hàng hóa trong nước trên chính thị trường Việt Nam.

Việc trước mắt mà các doanh nghiệp Việt cần làm hiện nay để chiếm lĩnh lại thị trường có sức mua lớn trong nước là nỗ lực đầu tư cho công nghệ để nâng cao chất lượng, đầu tư về mặt hình thức như bao bì, mẫu mã. Một thực tế hiện nay và cũng là điểm yếu lớn của hàng Việt là chất lượng không ổn định. Khi bán được nhiều cũng là lúc chất lượng đi xuống, dù có làm hình thức bắt mắt thế nào nhưng chất lượng không tốt thì cũng sẽ mất dần lượng khách hàng trung thành của một thương hiệu.

Thứ hai, cần có các chương trình hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp để họ đầu tư ban đầu cho việc đổi mới công nghệ. Đó có thể không phải là chính sách hỗ trợ về vốn mà có thể là các ưu đãi trong quá trình tái đầu tư vào một dòng sản phẩm bị lãng quên nào đó bằng cách tổ chức những chương trình quảng bá cho sản phẩm Việt. Tiêu biểu, chương trình “Người Việt dùng hàng Việt” đã tạo ra sức lan tỏa lớn, nhưng để thực sự đi vào đời sống hằng ngày của người tiêu dùng thì cần phải làm hơn thế.

 Thứ ba, cần có sự hợp tác tốt hơn giữa các thương hiệu hàng hóa trong nước với các chuỗi phân phối bán lẻ. Hiện nay, không chỉ trong các siêu thị, mà các cửa tiệm tạp hóa cũng tràn ngập hàng Thái. Người bán thì chạy theo lợi nhuận, người mua thì dần chuộng hàng Thái, đó cũng có một phần nguyên nhân là các nhà sản xuất hàng Việt chưa tiếp cận đầy đủ đến tận kênh phân phối cuối cùng trong dân cư.

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.