SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Hàng loạt tiểu thương ế ẩm sau khi CĐT Eurowindow Complex đưa xuống 'chợ hầm'

08:15, 19/02/2020
Chợ truyền thống Trung Hòa được kì vọng sẽ đi vào hoạt động một cách sôi nổi, sầm uất. Nhưng ngược lại, chợ đi vào tình trạng ế ẩm, cầm chừng.

"Chợ hầm" - Nỗi kinh hoàng của tiểu thương chợ truyền thống Trung Hòa

Sau khi được cải tạo, nâng cấp, Chợ truyền thống Trung Hòa được kì vọng sẽ đi vào hoạt động một cách sôi nổi, sầm uất. Nhưng ngược lại, chợ đi vào tình trạng ế ẩm, cầm chừng, thậm chí có những gian hàng cả ngày không có nổi một khách.

Đi qua con phố Trần Duy Hưng - Hà Nội, nếu không để ý có lẽ bạn sẽ không nhận ra dưới tầng hầm tòa nhà Eurowindow này chính là Chợ truyền thống Trung Hòa. Đây cũng là lối lên xuống tầng hầm để ô tô của cư dân và văn phòng của tòa nhà này, bởi vậy, chẳng mấy ai có thể thấy hoặc nghĩ rằng đó là một cái chợ, ngoài tấm biển ở cửa hầm.

Đi qua con phố Trần Duy Hưng - Hà Nội, nếu không để ý có lẽ bạn sẽ không nhận ra dưới tầng hầm tòa nhà Eurowindow này chính là Chợ truyền thống Trung Hòa.

Tìm hiểu về câu chuyện tại sao tiểu thương đang kinh doanh buôn bán sầm uất trên chợ mặt đất bỗng dưng chuyển xuống hầm, bà con cho biết, vị trí này trước đây là Chợ truyền thống Trung Hoà buôn bán rất thuận lợi. Sau đó công ty Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ cao (Decotech) - Chủ đầu tư Chung cư Eurowindow Multicomplex hiện tại, thuyết phục bà con giao mặt bằng chợ để xây dựng trung tâm thương mại, bà con vào đó làm ăn sẽ khá giả hơn.

Nhưng thực tế, công ty sau đó đưa bà con xuống tầng hầm buôn bán, bị thu phí cao nhưng vẫn ế ẩm. Ghi nhận tại chợ truyền thống Trung Hòa vào lúc 10h30 trưa, thời điểm đáng phải lẽ diễn ra cảnh sôi động mua bán đồ ăn thức uống nhưng tại đây lại vắng ngắt, cả người mua, người bán cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khó có thể tin được đây lại là khu chợ đã đi vào hoạt động được gần 3 năm.

Nhiều gian hàng trong chợ truyền thống vừa mới mở đã phải đóng cửa vì không làm ăn được.

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh - tiểu thương tại chợ cũng khẳng định là những hôm sau đến đây vẫn sẽ thấy cảnh vắng vẻ của chợ này. Trước đó cô bán ở chợ tạm Trung Hòa được rất nhiều nhưng khi về đây, mặc dù hàng hóa được đầu tư rất phong phú nhưng đành đắp chiếu, không buồn bỏ ra vì không có người mua.

Theo nhiều tiểu thương tại chợ, trong lúc ký hợp đồng thuê tại chợ với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển công nghệ cao có "hứa miệng" rằng: Khi nào chợ hoạt động sầm uất mới tính thuế phí thuê, chưa hoạt động sầm uất thì vào đóng phí hơn 100.000 đồng tiền phí điện nước, ngoài ra sẽ không thu khoản nào nữa nhưng thực sự là vẫn bị tính.

Lúc vào đây họ không lấy hàng tháng mà dồn vào một năm nên các cô không hề biết. Họ cứ im im 3 năm rồi đánh một công văn nợ thu đủ luôn 3 năm tiền quầy, thành ra có người nợ lên tới 70-80 triệu đồng” – một tiểu thương tại chợ than thở. Đó là lý do "Chợ hầm" không bán được hàng nhưng tiểu thương vẫn phải cố bám trụ lay lắt ngày này qua ngày khác.

Tại chợ tạm Trung Hòa - nơi việc mua bán được di dời để thực hiện dự án (hiện tại là khu đất của tòa nhà Euro Window), việc kinh doanh buôn bán lại "dễ thở" hơn.

Chị Hiền - tiểu thương tại chợ tạm Trung Hòa bày tỏ bức xúc khi đề cập đến “chợ hầm”: “Tại cái chợ truyền thống Trung Hòa nó quá thất khách, nguyên cái tầng hầm đi xuống như thế, khách đã không muốn xuống mua hàng rồi.

Thêm nữa là phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, lối thoát hiểm rất bé, nếu 2 người đi phải nghiêng người đây lại còn đồ đạc, bọn chị xuống dưới đấy nó mà cháy thì có mà chết cháy trong đó à”.

Tại chợ tạm Trung Hòa, việc mua bán vẫn diễn ra sôi nổi mặc dù đã quá trưa trái ngược với chợ truyền thống mới, chi phí để kinh doanh tại chợ tạm cũng thấp hơn rất nhiều so với "chợ hầm".

Nhiều tiểu thương phản ánh cùng lý do họ không muốn chuyển về chợ truyền thống Trung Hòa là do không gian rất bí, không thuận tiện kinh doanh buôn bán, phí lại cao, nhiều người lên “chợ hầm” rồi lại lộn lại chợ tạm để bán hàng vì ở “chợ hầm” không thể đảm bảo cuộc sống được.

'Lùm xùm' chuyện đóng cửa chợ Trung Hòa

Trước đó, vào cuối năm 2019, tiểu thương chợ Trung Hoà đã bủa vây toà Eurowindow Multi Complex yêu cầu mở cửa chợ tại tầng hầm để kinh doanh, buôn bán.

Chia sẻ về lý do đóng cửa, anh Quốc Hùng, chủ kiot AU 17+18 cho biết: "Không buôn bán được, không có tiền nộp phí nên họ lấy cớ đó để đóng cửa chợ, thu hồi mặt bằng, thu hết cả tài sản đang còn bên trong".

Cuối năm 2019, tiểu thương chợ Trung Hoà đã bủa vây toà Eurowindow Multi Complex yêu cầu mở cửa chợ tại tầng hầm để kinh doanh, buôn bán.

Chị Nguyễn Thị Phúc, tiểu thương gian 07 ăn uống chia sẻ với Báo Giao Thông, nguyên nhân đóng cửa chợ là do người dân chưa đóng phí, phản đối việc quản lý chợ thu phí quá cao. "Chợ không có khách ra vào mua bán, nhiều người phải bỏ chợ đi chỗ khác tìm kế sinh nhai. Thế nhưng, phí chợ quá cao, 402.000đ/m2 sàn, mỗi gian hàng 3-4m2, hàng tháng phải đóng từ 1,2 đến 1,6 triệu đồng tiền mặt bằng; Chưa kể đóng thêm 165.000 đồng tiền phí dịch vụ".

"Trong khi đó, tại khu vực kinh doanh quạt thông gió chưa mở, thang máy chưa sử dụng đến, cả chợ chỉ có 1 bảo vệ, 1 nhân viên vệ sinh, 3-4 người làm việc trong ban quản lý nhưng Công ty liệt kê đến 18 người quản lý, 15 người bảo vệ, 5 người vệ sinh cộng với tiền thang máy..., để tính vào phí dịch vụ cho tiểu thương", chị Phúc bức xúc.

Anh N.T.P có cửa hàng đồ đông lạnh gay gắt: "Hiện nay hàng hoá của bà con còn nguyên vẹn bên trong, đang buôn bán, là kế sinh nhai, Decotech và quản lý chợ đơn phương đóng cửa như vậy là coi thường pháp luật".

Trao đổi về vấn đề này, ông Lai Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND phường cho hay việc đóng cửa chợ là chủ trương của chủ đầu tư chứ không phải chủ trương của phường.

Còn về phía chủ đầu tư, đại diện Công ty Cổ phần Eurowindow cho biết: Việc đóng cửa chợ đã thông báo với tiểu thương trước đó, rất nhiều lần. Tiểu thương ký hợp đồng mấy năm rồi nhưng không thanh toán tiền, hàng hoá không bày biện để bán, kinh doanh không hiệu quả. Chủ đầu tư đã báo cáo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và cũng đã nhiều lần thương lượng với cư dân. Tuy nhiên vị đại diện này không cung cấp cơ sở thể hiện việc đối thoại trước đó với lý do không giữ.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.