SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Hàn Quốc tiến hành nhiều chiến dịch truy quét hàng giả ở Kpop

15:19, 09/03/2022
(SHTT) - Các tổ chức bao gồm KMCA và KIPO đã quyết định thực hiện 3 chiến dịch trấn áp hàng giả để ngăn chặn các hành vi phân phối hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu và sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Kpop.

Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KMCA) bắt tay với Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) để truy quét những kẻ bán hàng giả trực tuyến.

Các đơn vị này cho biết, làn sóng Hallyu ngày càng phổ biến trên toàn cầu, cũng khiến cho nhiều mặt hàng vi phạm nhãn hiệu thương mại và các quyền khác của các công ty giải trí đang được bày bán tràn lan trên Internet. Các mặt hàng vi phạm bản quyền thường gồm lightstick (gậy phát sáng), thẻ ảnh và quần áo.

Các công ty giải trí lớn như Hybe, SM Entertainment, JYP Entertainment và YG Entertainment đã đệ trình danh sách các quyền nhãn hiệu của họ để hỗ trợ Cơ quan Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc giám sát hành vi vi phạm. Nếu các mặt hàng giả mạo được phát hiện, công ty giải trí sẽ kiểm tra để xác minh tính xác thực. Các bài đăng quảng cáo của người bán hàng bất hợp pháp sẽ bị gỡ xuống.

"Nhận thức được nhu cầu quản lý quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các hoạt động bất hợp pháp, chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ ngành công nghiệp giải trí địa phương", Choi Kwang Ho, tổng thư ký của KMCA, cho biết.

maxresdefault

 

Theo KMCA và KIPO, các chiến dịch truy quét hàng giả được đề ra trong năm nay là một phần trong nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức trách tại Hàn Quốc nhằm giải quyết nạn hàng giả và bảo vệ quyền lợi cho các công ty chủ quản và giới nghệ sĩ tại quốc gia này.

Trước đó, vào cuối năm 2020, KMCA và KIPO cũng đã thực hiện một chiến dịch truy quét hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm Kpop và đã kịp thời phát hiện, xử lý 8.000 trường hợp vi phạm.

“Sau các cuộc thảo luận về mức độ nghiêm trọng của các sai phạm, KMCA và KIPO quyết định tiếp tục chiến dịch trấn áp trong năm nay. Chúng tôi đang có kế hoạch tiến hành thêm 3 cuộc trấn áp quy mô lớn nữa”, Giám đốc phòng thí nghiệm luật và chính sách của KMCA, Kim Hyun Sook nói với The Korea Herald.

Theo Kim, một số lượng lớn các mặt hàng giả được bán trong khoảng thời gian diễn ra các concert của các nghệ sĩ tên tuổi. Nhưng người mua, hầu hết là khán giả trẻ, rất khó để phân biệt hàng giả với hàng thật.

Trong chiến dịch truy quét hàng giả  Kpop được triển khai từ tháng 2 năm nay, KIPO và KOIPA cũng đã bắt đầu điều tra hoạt động bán hàng hóa bất hợp pháp trực tuyến diễn ra ở nước ngoài. Kim cho biết hành động chống lại những người bán hàng giả trên Internet phức tạp hơn việc trừng phạt những người bán trực tiếp.

“Việc bán hàng giả là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng rất khó để điều chỉnh. Bảo mật tất cả bằng chứng trên mạng không phải dễ dàng. Công ty giải trí phải trực tiếp đệ đơn kiện một người bán bất hợp pháp. Vì vậy các công ty thường nghĩ họ không thể thu lợi bằng cách làm như vậy”, ông Kim cho biết.

Mai An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Theo hội đồng xét xử liên bang Texas, Samsung Electronics phải trả cho chủ sở hữu bằng sáng chế G+ Communications 142 triệu USD vì vi phạm các bằng sáng chế của G+ liên quan đến công nghệ không dây 5G trên dòng điện thoại thông minh Galaxy của hãng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.