SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Hải Dương: Phát hiện 1 cơ sở gia công gần 2.000 sản phẩm giả Adidas

16:34, 01/12/2021
(SHTT) - Lực lượng QLTT tỉnh Hải Dương hôm 30/11 vừa qua đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh trên địa bàn và phát hiện gần 2.000 sản phẩm áo khoác giả mạo nhãn hiệu Adidas đang trong quá trình gia công.

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Hải Dương, bằng các biên pháp nghiệp vụ và công tác giám sát địa bàn, vào ngày 30/11/2021, Đội Quản lý thị trường số 4 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương chủ trì phối hợp với Công an huyện Thanh Miện tổ chức kiểm tra đột xuất tại cơ sở kinh doanh, gia công hàng may mặc Gia Hưng do bà Nguyễn Thị Thu là chủ tại thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

FILE_20211130_095918_20211130_095614

 

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang sử dụng máy may gia công áo khoác nam có gắn nhãn hiệu Adidas và lô gô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ hàng hóa là 1.713 chiếc áo khoác nam thành phẩm hoàn chỉnh mang dấu hiệu giả mạo mang nhãn hiệu, 05 chiếc máy may và một số nguyên liệu, bán thành phẩm được sử dụng để gia công hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

FILE_20211130_095918_20211130_091821

 

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng các nhãn hiệu nêu trên để gắn lên các sản phẩm áo khoác được sản xuất tại cơ sở.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. 

Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hay nói cách khác, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Xử phạt hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:

Mức phạt tiền Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật Trường hợp thu lợi bất hợp pháp
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Dưới 3.000.000 đồng Dưới 5.000.000 đồng
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng trở lên(không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.

Quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại điều 214 của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như:

Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Buộc tiêu huỷ, phân phối, đưa vào sử dụng (bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sản xuất) không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Xử phạt hình sự hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với Trạm CSGT Đức Phổ - Công an tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang lưu thông trên thị trường.