Hải Dương: Kịp thời ngăn chặn hơn 5.000 sản phẩm giả mạo nhãn hệu NIKE tuồn ra thị trường
Cụ thể, thông qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chiều 12/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 03 phối hợp với Công an huyện Gia Lộc và Công an xã Hoàng Diệu tổ chức kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh Dương Văn Tiếp (địa chỉ: Thửa đất số 122, tờ bản đồ số 23, thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).
Tại hiện trường, Đoàn kiểm tra phát hiện Hộ kinh doanh Dương Văn Tiếp đang sử dụng khuôn kim loại có đúc nổi nhãn hiệu “NIKE và hình” để sản xuất đế giày mang nhãn hiệu “NIKE và hình”. Kiểm đếm số lượng đế giày đã đúc xong có 5.268 chiếc.

Chủ cơ sở khai nhận đế giầy mang nhãn hiệu “NIKE và hình” được sản xuất với mục đích bán cho các cơ sở sản xuất giày dép để làm ra sản phẩm giày hoàn chỉnh. Cơ sở thực hiện việc sản xuất đế giày mang nhãn hiệu “NIKE và hình” không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Toàn bộ tang vật đã bị tạm giữ để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 5.A.3.3: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
(Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Cùng với đó, căn cứ Điều 32 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định, biện pháp tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
(1) Trong trường hợp cấp thiết để bảo đảm chứng cứ không bị tiêu huỷ, tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ tiếp theo.
(2) Tổ chức, cá nhân xâm phạm về sở hữu trí tuệ không có khả năng, điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc cố tình không thực hiện yêu cầu loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc không thực hiện các biện pháp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm.
(3) Hàng hoá không xác định được nguồn gốc, chủ hàng nhưng có đủ căn cứ để xác định hàng hoá đó là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Khánh An
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- Explore outsourcing digital marketing services
- call center outsourcing companies
- Nguyên nhân tiêu chảy ra máu và cách trị
- In hộp giấy tại In Hòa Hiệp
- Đại lý Chăn ga gối chính hãng
- kệ siêu thị giá rẻ chất lượng