SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Triệt phá đường dây sản xuất TPBVSK tăng cường sinh lý giả

17:07, 19/12/2022
(SHTT) - Mới đây, Công an quận Hà Đông (TP Hà Nội) đã thông tin về vụ triệt phá đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) hỗ trợ tăng cường sinh lý giả mạo. Nhóm đối tượng đã làm giả số lượng lớn rồi rao bán online trên mạng.

Ngày 19/12, Công an quận Hà Đông cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hứa Sỹ Cường (SN 1996), Phạm Đức Tài (SN 1997, cùng trú tại Xuân Trường, Nam Định) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, đồng thời củng cố hồ sơ làm rõ hành vi vi phạm của các đối tượng xử lý theo quy định pháp luật.

Theo tài liệu điều tra, đầu tháng 7/2022, Cường, Tài biết các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang nhãn hiệu KICHMEN 1H và KICHMEN PLUS được biết đến là sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý nam giới đang được bán trên thị trường với giá khoảng hơn 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một hộp.

Thấy có cơ hội lừa đảo, Cường và Tài thuê nhà tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội để kinh doanh online, đồng thời thuê 5 nhân viên để quảng cáo bán các sản phẩm giả.

san xuat thuoc gia

 

 Cường và Tài đã đặt in bao bì nhãn hiệu Kichmen 1H và Kichmen Plus, rồi mua các sản phẩm hộp 30 viên con nhộng trong lọ thủy tinh giá rẻ. Sau đó chuyển hàng về nhà Cường tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, Nam Định để thực hiện việc sản xuất hàng giả.

Kiểm tra, khám xét khẩn cấp địa điểm sản xuất, buôn bán hàng giả tại địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), xã Kim Chung (huyện Hoài Đức) và nơi ở của Hứa Sỹ Cường tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, Nam Định, cơ quan công an thu giữ 185 sản phẩm thành phẩm, hơn 3.300 tem nhãn và nhiều máy tính, điện thoại di động phục vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.

Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 8 (TP.HCM) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc tây giả quy mô lớn, bắt giữ 7 nghi phạm, thu giữ gần 20.000 sản phẩm thuốc giả. 

Nhóm nghi phạm bị bắt giữ gồm Nguyễn Xuân Cường (46 tuổi), Ao Vạn Hạnh (25 tuổi), Trương Phong Hào (24 tuổi), Trương Thùy Trinh (49 tuổi, cùng ngụ quận 8), Huỳnh Nhật Khoa (24 tuổi), Phạm Quốc Quyền (43 tuổi, cùng ngụ quận 10) và Đặng Văn Hóa (40 tuổi, ngụ Đồng Nai).

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an quận 8 đã ập vào một bãi xe trên đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8, bắt quả tang Cường, Hạnh, Hào, Trinh đang sản xuất thuốc giả. Qua khám xét, lực lượng chức năng thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc giả mang nhãn hiệu Terpin – Codein, Decotyl, Asmascort, Glotal (đây là các loại thuốc kháng sinh, trị ho, hen suyễn, giảm đau).

Từ lời khai của các nghi phạm, Công an quận 8 bắt giữ Khoa và Quyền về hành vi mua bán hàng giả. Khám xét nơi ở của 2 nghi phạm trên, nhà chức trách thu giữ gần 10.000 hộp thuốc giả các loại.

Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng khám xét một xưởng sản xuất thuốc tây giả tại TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), bắt giữ nghi phạm Đặng Văn Hóa, thu nhiều loại tân dược giả.

 Hiện Công an quận 8 đã kiểm đếm được gần 20.000 sản phẩm thuốc giả, số thuốc chưa kiểm đếm còn rất lớn. Tổng giá trị số thuốc giả trên đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Được biết các nghi phạm sản xuất thuốc giả (trong đó có thuốc kháng sinh) rồi đem bán tại một số nhà thuốc, chợ thuốc lớn ở TP.HCM.

Có thể thấy, việc sản xuất buôn bán thuốc giả là vấn đề nhức nhối trong xã hội bởi việc sử dụng thuốc giả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng.

Chỉ ra nguyên nhân của hành vi làm giả thuốc và thực phẩm chức năng, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Thứ nhất, lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả là rất lớn; thứ hai, ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc trên các chợ mạng; thứ ba, thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Thứ tư, việc giám định thuốc hoặc thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra, xác minh; thứ năm, sự vào cuộc của doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt; thứ năm, lực lượng quản lý thị trường còn cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng cũng như thông tin kịp thời về thuốc, thực phẩm chức năng giả hoặc xâm phạm quyền.

“Riêng ngành dược, trong đó có thuốc và thực phẩm chức năng là các sản phẩm mang tính chất đặc thù. Bằng phương pháp thông thường, chúng tôi không thể dễ dàng phát hiện thật giả một cách chính xác. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cần một khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả trên thị trường.

Bên cạnh đó, mặc dù lực lượng Quản lý thị trường được phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước nhưng vẫn không đủ để đối đầu với đối tượng gian lận với số lượng đông đảo và ngày càng tinh vi, đến từ các ngành nghề khác nhau. Nói một các khác, lực lượng biên chế quản lý quá mỏng, dẫn đến việc phát hiện, xử lý, chống hàng giả còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trên thực tế...”, ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.

Thanh Mai

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.