SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Thảo luận giải pháp quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học

15:12, 22/09/2022
(SHTT) - Hiện nay, việc nâng cao năng lực sở hữu trí tuệ cho các trường đại học, với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ phù hợp đang là vấn đề đặt ra đối với các trường đại học và cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ.

Thực trạng quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học

Trường đại học là cái nôi sáng tạo ra tri thức và công nghệ mới, nhưng đến nay số lượng đơn đăng ký xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhất là sáng chế vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Điều đó ảnh hưởng đến việc thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Vì vậy nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ phù hợp đang là vấn đề đặt ra hiện nay đối với các trường đại học và cơ quan quản lý về SHTT.

Nguyên nhân của tình trạng bảo vệ quyền SHTT tại các trường đại học chưa hiệu quả là do phần lớn các trường chưa có quy định về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường, dẫn đến khó khăn trong việc phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa. Việc xác lập quyền đăng ký bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được các nhà khoa học nhận thức một cách đầy đủ, nhiều kết quả nghiên cứu chưa tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế. Mặc dù những năm gần đây số lượng bài báo của trường đại học công bố trên các tạp chí khoa học tăng đáng kể, nhưng nhiều nhà khoa học không nhận thức được cần phải đồng thời tiến hành bảo hộ sáng chế cho các kết quả nghiên cứu đó. Ngoài ra còn do nhiều trường chưa thành lập tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ, tư vấn cho các nhà khoa học trong việc đăng ký, xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ.

Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, sáng ngày 22/9, Trường ĐH Mở Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học”.

shtt1

TS Nguyễn Minh Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo 

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội – nhấn mạnh, việc xác lập, bảo vệ, khai thác các loại tài sản trí tuệ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là một trong những vấn đề tạo nên thương hiệu của mỗi trường đại học.

Để việc này hiệu quả, đúng quy định, cần có chiến lược quản trị và phát triển phù hợp. Trước hết, mỗi thầy, cô giáo, mỗi học viên, sinh viên phải nắm những nội dung cơ bản về bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ. Qua đó, để bảo vệ quyền lợi chính mình, nhà trường và các cá nhân, tổ chức khác.

Công tác quản trị tài sản trí tuệ tại Trường ĐH Mở Hà Nội 

Theo TS Nguyễn Minh Phương, Trường ĐH Mở Hà Nội luôn đề cao các quy định quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ của nhà trường. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động, vẫn có vướng mắc.

Chẳng hạn, việc bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm khoa học, xác lập tài sản trí tuệ như thế nào? Quản lý, quản trị ra sao? Việc khai thác, sử dụng các tác phẩm vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học như thế nào để đảm bảo các quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ?

TS Nguyễn Minh Phương cho hay, thời gian qua, từ các hoạt động khoa học, sáng tạo, khởi nghiệp, Trường ĐH Mở Hà Nội đã thực hiện tốt việc công bố thông qua các bài báo, báo cáo khoa học, các tác phẩm nghệ thuật, sách và giáo trình.

Cũng theo lãnh đạo TS Nguyễn Minh Phương, nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa cho các thầy, cô, các bạn học viên, sinh viên để bảo vệ quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ phát sinh trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sáng tạo. Tới đây, nhà trường sẽ có các buổi tập huấn, giúp các thầy, cô, học viên, sinh viên nắm được thủ tục, kỹ năng, cách thức đăng ký sở hữu trí tuệ.

Hương Mi

Tin khác

Pháp luật 11 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.