SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc bị tố đứng sau “đường dây chạy việc”?

15:22, 11/01/2019
(SHTT) - Mới đây, Tòa soạn nhận được đơn thư của bạn đọc phản ánh có nội dung tố cáo ông Trần Trung - Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc nhận tiền chạy việc và có nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình công tác gây bức xúc nội bộ và làm xấu hình ảnh ngành giáo dục.
IMG_5234

 Đơn tố cáo liên quan đến ông Trần Trung, Quyền GĐ Học viện Dân tộc

Nội dung tố cáo nêu: Quá trình công tác tại Học viện Dân tộc, ông Trần Trung “móc nối” với một số cán bộ nhà trường, người quen hình thành lên một “đường dây chạy việc”. 

Những người tố cáo cho biết, họ nghi ngờ trong vụ việc này, ông Trần Trung là người đứng sau, hứa hẹn giúp những lao động hợp đồng tại Học viện Dân tộc được vào biên chế. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, bà Minh và ông Trung không thực hiện đúng những gì đã cam kết. Sau thời gian dài, những người đóng tiền không được biên chế, không được chuyển đúng vị trí chuyên môn như đã hứa hẹn.

tran trung

 PGS.TS. Trần Trung, Quyền giám đốc Học viện phát biểu tại hội nghị - ảnh ST

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Vân (Hà Nội) cho biết: “Tháng 1/8/2017, tôi vào thử việc tại trường Học viện Dân tộc. Đến ngày 10/10/2017, tôi được ký hợp đồng lao động với mức lương là 1,1 triệu đồng/1 tháng.

Trong quá trình làm việc, thông qua một người khác giới thiệu rằng ông Trần Trung có khả năng sắp xếp cho những lao động hợp đồng như chúng tôi vào biên chế tại Học viện Dân tộc nếu chịu bỏ tiền ra.

Tôi cũng tin, rồi về bàn với gia đình đi vay mượn và đã đưa 200 triệu đồng cho ông Trung và bà Minh (chia ra làm 4 lần, trong đó 3 lần đưa cho bà Minh tổng số tiền 150 triệu đồng, còn lần cuối trực tiếp đưa cho ông Trung số tiền 50 triệu đồng)”.

Theo chị Vân, gia đình chị đã đưa tổng số tiền 200 triệu đồng theo đúng yêu cầu, nhưng ông Trung lại không thực hiện lời hứa và sắp xếp cho chị một công việc khác chỉ là lao động hợp đồng.

Sau nhiều năm vẫn không được vào biên chế, chị Vân nhiều lần liên hệ đòi lại số tiền 200 triệu đồng. Ban đầu bà Minh hứa sẽ trả nhưng lần khất hết lần này đến lần khác. Sau đó, chị phải ghi âm lại mọi cuộc trao đổi để làm bằng chứng, bà Minh mới chịu trả lại số tiền chạy việc mà chị Vân đã đưa trước đó.

“Tôi mong Ủy ban Dân tộc, các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí vào cuộc để làm rõ các sai phạm của bà Minh và những người liên quan. Từ đó xử lý nghiêm cá nhân, tập thể và các cán bộ liên quan theo quy định của pháp luật để răn đe và đòi lại công bằng cho những bị hại khác”, chị Vân bức xúc nói.

Tương tự trường hợp của chị Vân, gia đình của chị Trần T.L. (Hà Nội) cũng qua một người quen giới thiệu đã đưa số tiền trên 400 triệu đồng cho người này đến để gặp ông Trung “chạy việc” cho chị L. vào biên chế tại Học viện Dân tộc. Kết quả, tiền mất nhưng biên chế chẳng thấy đâu. 

Gia đình chị L. sau đó cũng đòi lại số tiền nhưng mới chỉ được 150 triệu, số còn lại chưa biết bao giờ mới đòi được.

Bổ nhiệm chức vụ có dấu hiệu khuất tất?

Cũng liên quan đến ông Trần Trung, trong đơn tố cáo của bà Lương Thu Châu (SN 1960, ở Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, việc bổ nhiệm chức vụ đối với ông Trung có nhiều khuất tất.

IMG_5235

Nội dung trong đơn thư tố cáo 

Cụ thể:Năm 2012, ông Trung về công tác tại Ủy ban Dân tộc, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, quyết định có thời hạn là 5 năm (lúc đó ông Trần Trung chỉ là Trưởng phòng đào tạo của trường Dự bị Đại học dân tộc ở Sầm Sơn, Thanh Hóa), chưa phải chuyên viên chính, chưa học lý luận chính trị cao cấp.

Đến tháng 8/2014, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc luân chuyển ông Trần Trung xuống trường Cán bộ Dân tộc. Quyết định bổ nhiệm ông Trung giữ chức hiệu trưởng trường Cán bộ Dân tộc chưa phải chuyên viên chính, chưa học xong Cao cấp lý luận chính trị. Ông Trần Trung chưa có đủ thời gian để đọc và hiểu gì về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc, của trường Cán bộ Dân tộc như: Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/10/20111 của Chính phủ về công tác dân tộc và thông tư liên tịch 02/2014/TTL-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 giữa Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 11 của Nghị định.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo Nghị định số 18 của Chính phủ, vậy mà lại là hiệu trưởng. Một ưu ái cần được xem xét?

Đến 4/2016, ông Trần Trung được Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm Quyền giám đốc Học viện Dân tộc cho đến nay…”.

Giám đốc Học viện Dân tộc bị tố “chế biến” chứng từ

Theo bà Châu, từ thời điểm ông Trung giữ Quyền Giám đốc Học viện Dân tộc, vai trò này đã đem rất nhiều “quyền lợi” về cho ông Trung, như: “Tuyển dụng ồ ạt viên chức, giảng viên vào làm việc tại trường Cán bộ Dân tộc, Học viện Dân tộc.

Việc tuyển dụng này chỉ có ông Trần Trung và một số cán bộ khác trong trường được quyết định, vì họ là những người nhận hồ sơ, ký hợp đồng và chi trả lương, bảo hiểm xã hội…”.

Ngoài ra, bà Châu còn tố ông Trần Trung “nói dối trắng trợn" khi tham gia làm đề án, mở lớp bồi dưỡng công tác dân, người có uy tín với Ban dân tộc TP Hà Nội năm 2015, nhưng kết quả hoạch toán bằng không, nghiệm thu đề án không có sản phẩm lưu tại trường Cán bộ Dân tộc, chứng từ được “chế biến” gửi cho Ban Dân tộc Hà Nội.

Mở lớp nghiệp vụ sư phạm để lấy chứng chỉ dạy đại học tại Đại học Sư phạm Hà Nội, ông Trần Trung và một số cán bộ tự lên kế hoạch, dự toán và tự triển khai thực hiện, số tiền chi thanh toán là 4,5 triệu đồng/1 chứng chỉ sư phạm. Trong khi đó, viên chức tự bỏ tiền ra với học phí là 2,3 triệu đồng – 2,5 triệu đồng/1 chứng chỉ.

Năm 2012, Ủy ban Dân tộc đã triển khai thực hiện và nghiệm thu đề án Học viện Dân tộc với số tiền 250 triệu đồng. Năm 2015, căn cứ vào đề án này, Vụ Kế hoạch – Tài chính lại bố trí số tiền thực hiện khoảng 350 triệu đồng để các ban bệ “xào xáo” lại đề án năm 2012, mở một hội thảo tại Hà Nội, tổng hợp viết tờ trình, trình lên Chính phủ phê duyệt cho Ủy ban Dân tộc thành lập và xây dựng Học viện Dân tộc. Một việc làm quá tốn kém trên dưới 600 triệu đồng mà đến nay vẫn nằm "đắp chiếu”.

Bà Châu đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra và thanh tra, làm rõ vai trò của ông Trần Trung trong việc liên kết, đào tạo chương trình phối hợp số 367/CTPH-UBDT-ĐHTN giữa Ủy ban Dân tộc và trường Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020, về việc chiêu sinh lớp bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.

Trong khi đó trường Cán bộ Dân tộc thực hiện từ tháng 11/2015 để ký hợp đồng, hoạch toán ghi nhận doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tương ứng với số thu học phí 4 triệu đồng/học viên.

Trong đơn tố cáo nêu, đề nghị thanh tra lại hồ sơ phong chức danh Phó giáo sư của ông Trần Trung nhận vào quý II năm 2015, tại Quốc Tử Giám. Đề nghị xem xét, kiểm tra và công khai ông Trần Trung được phong tặng Huân chương lao động hạng 3, cùng việc ông Trung được ưu ái đi nước ngoài nhiều lần.

Sự việc này “Đề nghị thanh, kiểm tra các hoạt động và chứng từ thanh toán năm 2017, về thực hiện quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/3/2016 về việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới với số kinh phí được cấp là hơn 5 tỷ đồng, với sự chỉ đạo của ông Trần Trung. Số lượng các phiếu điều tra tại 53 tỉnh thành có đúng với địa bàn hoạt động trong quyết định số 402 của Chính phủ không? Ai là trưởng nhóm đã khảo sát tại 53 tỉnh thành? Công văn, hợp đồng nào thuê người thực hiện? Bao nhiêu phiếu đi xuống địa phương lấy phiếu thực tế?".

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Nhóm PVPL

Tin khác

Pháp luật 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 22 giờ trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.