Hà Nội: Nỗ lực đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau lũ
Nội dung Công văn nêu rõ, để đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân, UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khi nước rút, chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đánh giá kỹ toàn bộ công trình, nhà ở, hệ thống hạ tầng ở những khu vực có địa hình thấp trũng, khu vực sát sông...vừa bị ngập lũ; trường hợp đảm bảo an toàn mới cho phép người dân quay trở lại sinh sống; đồng thời triển khai ngay công việc thu dọn, tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để phát sinh dịch bệnh tại các khu vực vừa bị ngập lũ.

Đối với những khu vực vẫn chịu ảnh hưởng do ngập lũ, những khu vực sát sông, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân, kiên quyết không để người dân quay trở lại sinh sống để đảm bảo an toàn tính mạng.
Do nước lũ dâng cao, dòng chảy xiết, gây ngập lụt sâu và dự báo còn tiếp tục duy trì trong nhiều ngày tới, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở, sự cố, hư hỏng công trình nghiêm trọng. Vì vậy, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, canh gác đê điều, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, hư hỏng công trình ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra thời gian tới.
UBND Thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố theo quy định.
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường khi nước rút theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật phát sinh các bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho bệnh nhân và người dân tại cộng đồng về công tác nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh thường xuất hiện sau mùa mưa bão, ngập lụt, phòng chống tai nạn thương tích với nhiều hình thức (truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình bị ngập, phát tờ rơi, phát thanh hàng ngày…).

Được biết, hiện, các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh gồm thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hoá, thuốc nhỏ mắt cho người dân tại các điểm ngập úng như tại huyện Quốc Oai phát 21 loại thuốc, huyện Sóc Sơn phát 9 loại thuốc, huyện Chương Mỹ phát 13 loại thuốc.
Tại các cơ sở y tế đảm bảo tốt hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.
Quỳnh Trang
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- Chăn ga gối đệm cưới đẹp
- Xổ số miền nam nhanh nhất
- Chủ đề phong thủy đời sống Sổ bán hàng
- diệt chuột hiệu quả
- Men vi sinh có uống lâu dài được không