SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/09/2024
  • Click để copy

Hà Nội lên kế hoạch khởi công xây cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024

10:07, 03/09/2024
(SHTT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vừa được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải cùng các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên.

 Cầu Tứ Liên, một trong những dự án quan trọng của Thủ đô Hà Nội, đang được xem xét và phát triển để trở thành một biểu tượng mới của thành phố với thiết kế độc đáo và ấn tượng. Dự án này không chỉ là một công trình giao thông quan trọng mà còn là điểm nhấn về mặt kiến trúc và văn hóa, đem đến sự phong phú và độc đáo cho bức tranh đô thị của Hà Nội.

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, trình UBND Thành phố xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công Dự án trong năm 2024.

UBND TP. Hà Nội cho biết, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

cau tu lien

 

Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm (quận Tây Hồ) đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, huyện Đông Anh).

Trong đó, cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.

Dự án có 5 nút giao gồm nút giao Nghi Tàm; nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao Tả Hồng; nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

Được tư vấn thiết kế bởi các chuyên gia từ Mỹ, cầu Tứ Liên được lên ý tưởng với hình dạng cầu dây văng kết hợp với văng xoắn, tạo ra một bức tranh kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Thiết kế của cầu mang đậm nét văn hóa và lịch sử của Thủ đô Hà Nội, với hình ảnh của 4 con rồng bay lên trời cao, kết hợp với hệ thống dây văng như những tia nước bám trên thân rồng, tạo nên một hình ảnh độc đáo và ấn tượng. Nhịp cầu dài 1.000m, khoảng cách trụ 500m, đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8.

Sau khi được xây dựng, cầu Tứ Liên là cầu thứ 7 tại khu vực nội đô Hà Nội (sau các cầu: Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì) nối các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ với các địa danh hành chính phía Bắc sông Hồng như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh…

Trước đó, dưới sự chứng kiến của Sở GTVT Hà Nội, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Theo biên bản ghi nhớ, các bên liên quan thống nhất cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nội.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc hình thành cây cầu trong nội đô bắc qua sông Hồng sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc, hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, từ Sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố.

Cầu Tứ Liên cũng sẽ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư trung tâm thành phố, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội dự kiến sẽ có tổng cộng 18 cầu vượt sông Hồng, trong đó đã hoàn thành 9 cầu bao gồm Văn Lang, Vĩnh Thịnh, Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 và Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Các cầu còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư như Hồng Hà, Mễ Sở, Thăng Long mới, Tứ Liên, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và Vân Phúc.

Hương Mi

Tin khác

Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Sau khi bão tan, Cục QLTT tỉnh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm ngăn chặn hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Cục Hàng hải Việt Nam mới đây đã phát đi thông báo nghiêm cấm đối với mọi hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, bão, lũ để tăng giá dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh đạt mục tiêu phát triển logistics trở thành một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế trên cơ sở tận dụng tối đa các cơ hội đón đầu các chuỗi cung ứng toàn cầu…
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Giá vàng hôm nay 12/9/2024 trên thế giới bật tăng trở lại, trong nước vàng nhẫn 'cố thủ' sát đỉnh cao lịch sử, vàng miếng 9999 đứng yên.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, các loại rau xanh tiếp tục tăng giá và nguồn cung tại chợ cũng ít hơn, nhiều mặt hàng đắt đột biến khiến nhiều chị em nội trợ “sốc”.