Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố
Theo nội dung Quyết định, Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP. Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh là Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền là Phó Trưởng ban Chỉ đạo. Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm 24 đồng chí là lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan của thành phố. Tổ Thư ký gồm 12 ông, bà là đại diện các Sở, ngành, đơn vị thuộc TP.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm; nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND thành phố chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xử lý liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong trường hợp công tác an toàn thực phẩm có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng, ban Chỉ đạo kịp thời kiến nghị, tham mưu đề xuất UBND thành phố biện pháp xử lý.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn thực phẩm các sở, ngành; UBND - Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị liên quan và các đoàn thể cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, hằng năm về tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND thành phố.
Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Thường trực, Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của UBND TP. Hà Nội, các ủy viên sử dụng con dấu của đơn vị để ban hành các văn bản liên quan theo lĩnh vực. Ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký.
Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) được giao chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của Sở Y tế để tổ chức thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực; mời các sở, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện, thị xã và đại diện cơ quan, tổ chức liên quan tham dự họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Khánh An
TIN LIÊN QUAN
-
Hà Nội dành 6,12 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Quốc khánh 2/9
-
Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước uống tinh khiết, nước uống đóng chai
-
Tối 10/10, Hà Nội bắn pháo hoa tại 30 điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
-
Tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội đón hơn 8.700 lượt khách chỉ trong sáng ngày đầu tiên vận hành