SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 18/03/2025
  • Click để copy

Hà Nội ghi nhận nhiều khởi sắc trong hoạt động thương mại, dịch vụ dịp đầu năm

11:22, 06/02/2025
(SHTT) - Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, do tháng 1/2025 trùng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ do đó, hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn đã có những kết quả khởi sắc ngay từ đầu năm.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 địa bàn Hà Nội ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% và tăng 27,4%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% và tăng 36,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% và tăng 14,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% và tăng 18,9%.

thi-truong-tet-1-1737079537

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng đầu năm ước tính đạt 1.756 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Cũng theo cơ quan Thống kê, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tháng 1 ước đạt 688 nghìn lượt người, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 500 nghìn lượt người, tăng 1,4% và tăng 39,7%. Khách nội địa ước đạt 188 nghìn lượt người, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, để đạt được những thành tựu này, ngành du lịch Thủ đô đã xây dựng nhiều chương trình tour hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm với nhiều dịch vụ có mức giá ưu đãi, kích cầu du lịch.

Thành phố cũng đã tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao dịp Tết. Cơ quan chức năng trên địa bàn cũng sẵn sàng các phương án phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trong dịp Tết. Tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát tháng 1 ước đạt 21,1 nghìn tỷ đồng tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2024.

kinh-nghiem-du-lich-ha-noi-tet-2025-05139

 

Song song với đó, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về việc đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Tỵ, các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng từ 5-20% theo từng mặt hàng so với năm 2024.

Tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 30-35% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 85-90%); 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổ chức hơn 70 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp; 110 điểm bán sản phẩm OCOP và 91 điểm chợ Hoa Xuân phục vụ Tết.

Trên các kênh bán hàng đa phương tiện đăng 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (qua điện thoại, website, ứng dụng mua hàng…) của hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Hỗ trợ giới thiệu trên 3.000 sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố về thị trường Hà Nội, kết nối tiêu thụ lượng hàng từ các tỉnh, thành phố với 500 nghìn tấn hàng hóa. Cấp phép 192 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu hoạt động 24/24 giờ trong khu vực nội thành để đảm bảo lưu thông thông suốt hàng hóa phục vụ nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết.

Nhằm đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp Tết, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan chú ý không để đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa, khiến giá cả bị đẩy lên cao; đảm bảo nguồn hàng phong phú, đa dạng, giá cả ổn định phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,51% so với tháng trước đó và tăng 3,09% so với cùng kỳ năm 2024. Theo Cục Thống kê Hà Nội, so với tháng 12/2024, có 10/11 nhóm hàng CPI tăng, cao nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74% (tác động làm tăng CPI chung 0,04%).

Tiếp theo là nhóm giao thông tăng 0,73% (tác động làm tăng CPI chung 0,07%) do bình quân trong tháng giá xăng tăng 1,85%; giá dầu diezen tăng 4,99%. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,72% (tác động làm tăng CPI chung 0,15%) do sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng dẫn đến giá bình quân tăng bên cạnh đó giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,19%.   

TH

 

Tin khác

Kinh tế 1 giờ trước
(SHTT) - Để giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy, nhằm phát truyển du lịch địa phương xã Lũng Niêm đã và đang nỗ lực làm sống dậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống và gắn hoạt động này với du lịch nhằm tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Thanh Hóa hiện có 629 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 59 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao. ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Ngành mía đường đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, không chỉ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đường mà còn góp phần tạo việc làm và sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ nông dân.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm tại Thanh Hóa đang có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú và áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đã nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Kinh tế 22 giờ trước
(SHTT) - Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước; vì thế cũng luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử.
. ..