SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 21/03/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Hà Nội: 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030

07:20, 09/02/2023
(SHTT) - Mới đây, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU, thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022, của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nội dung Chương trình đã nêu ra 29 chỉ tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, nêu rõ quan điểm đổi mới tư duy phát triển và đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng, nhất là liên kết vùng, quan hệ đối ngoại, phân bổ nguồn lực, nguồn nhân lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, giải quyết các vấn đề quốc gia tại vùng, các vấn đề liên ngành, liên vùng.

Cụ thể, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và liên kết vùng, trước hết là tham gia ý kiến, cùng các bộ, ngành Trung ương tập trung hoàn thành và phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khẩn trương triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và đặc thù của Thủ đô.

Thành phố cũng sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để có những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phát huy vai trò của Thủ đô Hà Nội là đầu tàu, động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, xây dựng các cơ chế, chính sách đủ mạnh, tăng cường phân quyền, phân cấp cho Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô để nâng cao hiệu quả điều phối, liên kết vùng, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề về môi trường liên tỉnh, phát triển các cụm liên kết ngành.

Trong giai đoạn thực hiện chương trình, Hà Nội cũng đặt mục tiêu trở thành địa phương đi đầu trong xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đứng đầu cả nước, ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và quốc tế.

nhattan20210813221810.0089940

 

Về phát triển đô thị và hạ tầng, Hà Nội sẽ phát triển đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước; tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

Thành phố sẽ hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch... Phấn đấu đến năm 2025, có 3-5 huyện và đến năm 2030, có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận. Bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội sẽ triển khai thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho người lao động; quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp với phát triển du lịch xanh trên địa bàn Thủ đô, gắn với các tỉnh, thành trong vùng.

Thành phố cũng sẽ nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng; đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến Metro tại Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2027, hoàn thành tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, mở rộng quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn chỉnh các tuyến đường bộ cao tốc hướng tâm, các tuyến còn lại của Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội; tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Khánh An

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3, TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Ngày 25-26/3 tại Trường Đại học Thương mại, Sự kiện Ngày hội Sinh viên Sea of Hope TMU 2023 sẽ được tổ chức. Chuỗi sự kiện này do Hội sinh viên Việt Nam Trường Đại học Thương mại kết hợp cùng CLB Truyền thông VE tiến hành tổ chức dưới sự chỉ đạo của Đoàn TNCS Trường Đại học Thương mại.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Chiều ngày 20/03/2023, tại trụ sở UBCKNN, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBCKNN đối với đồng chí Hoàng Văn Thu, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Hội nghị thường niên Hiệp hội Sở hữu trí tuệ ASEAN năm 2023 đã được diễn ra thành công tốt đẹp tại khách sạn Melia Hotel, 44 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, kết nối giữa các chuyên gia, doanh nghiệp đến từ các nước ASEAN.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước và các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur về việc tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg.