SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 05/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Hà Giang: Phát hiện 1 cơ sở kinh doanh sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Caesar

07:20, 13/07/2022
(SHTT) - Thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất 1 cơ sở kinh doanh trên địa bàn và phát hiện nhiều sản phẩm vòi hoa sen có dấu hiệu giả mạo nhãn hiêu Caesar.

Cụ thể, Tổng Cục QLTT cho biết, ngày 12/7, Đội Quản lý thị trường số 8 thuộc Cục QLTT tỉnh Hà Giang kiểm tra, phát hiện và thu giữ 11 sản phẩm sen vòi gẵn nhãn hiệu Caesar có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 8 tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh ông Tạ Văn Nam tại Khu phố Mậu Duệ, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

anh1

 

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 11 sản phẩm sen vòi đang bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nhãn hiệu Caesar Việt Nam.

Chủ sơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của các sản phẩm trên.

Được biết, hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa là hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bị xử phạt hành chính.

Về hình thức xử phạt được quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Theo đó, hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:

“1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, tùy vào giá trị số hàng giả mà sẽ nộp mức phạt tương ứng theo quy định của pháp luật và buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa.

 Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Việc biến “Mật mã Da Vinci” thành “1984” đồng nghĩa với việc Shrigley phá hủy tác phẩm văn học của Dan Brown. Liệu hành động này có đang vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của tác giả “Mật mã Da Vinci” không?
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Apple đã được cấp bằng sáng chế cho nhẫn thông minh đa năng, thay vì chỉ đo sức khỏe, và có thể tương tác với các thiết bị điện tử khác nhau. Thiết bị được dùng để ghép nối với các thiết bị khác của Apple trong hệ sinh thái của hãng như iPhone hoặc Apple Watch.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, điều này gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn tới các nhà sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế công nghiệp văn hóa nói chung. Do đó, cần có hành lang pháp lý mạnh hơn để bảo vệ bản quyền trên Internet.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Những tháng cuối năm là thời điểm các mặt hàng thực phẩm nhập lậu đóng hộp, thực phẩm khô tập trung vận chuyển qua biên giới, sau đó xé lẻ vận chuyển về nội địa tiêu thụ. Lực lượng chức năng đang tăng cường kiểm soát vấn nạn này.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu Phòng khám Đa khoa Âu Á không giải trình được việc có hay không áp đặt kết quả siêu âm cho bệnh nhân.