SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Grab nói gì khi bị “tố” chuyển hàng nghìn tỉ ra nước ngoài?

06:27, 04/10/2017
(SHTT) - Với những luận điểm gay gắt của Hiệp hội taxi Hà Nội cáo buộc Grab chuyển tiền ra nước ngoài và sai phạm trong chính sách khuyến mại, Giám đốc truyền thông của Grab Việt Nam đã lên tiếng chia sẻ rõ vấn đề.

Grab nói gì khi bị “tố” chuyển hàng nghìn tỉ ra nước ngoài?

Trước đó, trong đơn khiếu nại Uber, Grab tới các cơ quan chức năng mới đây, Hiệp hội Taxi Hà Nội ước tính theo số liệu tự thu thập được, hai doanh nghiệp này đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài mỗi năm, bình quân mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng.

Với những luận điểm gay gắt của Hiệp hội taxi Hà Nội cáo buộc Grab chuyển tiền ra nước ngoài và sai phạm trong chính sách khuyến mại, Giám đốc truyền thông của Grab Việt Nam, Nguyễn Thu An đã lên tiếng bác bỏ.

Đại diện Grab khẳng định thông tin mỗi năm Grab chuyển 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài là hoàn toàn sai lệch và thiếu căn cứ vì Grab Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam và toàn bộ giao dịch được thực hiện qua tài khoản Grab mở tại ngân hàng ở Việt Nam.

Do đó, việc đưa ra thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế của Grab Việt Nam mà không có bằng chứng và căn cứ xác đáng là hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại đến uy tín công ty. Đại diện công ty này cũng cho rằng họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tiền thuế nộp ngân sách tăng trưởng gần 300% mỗi năm.

"Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, trong khuôn khổ Đề án thí điểm, Grab Việt Nam còn hỗ trợ cho các đối tác vận tải trong việc kê khai, nộp thuế hàng tháng. Cơ chế phối hợp này đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế của Nhà nước, chống thất thu thuế", bà An cho biết.

Theo bà An, năm 2015, Grab Việt Nam là đơn vị xây dựng và trình lên Bộ Giao thông vận tải bản Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử GrabCar, với nội dung xin thí điểm việc sử dụng hợp đồng vận tải điện tử đối với xe hợp đồng với mục tiêu giúp người dân và doanh nghiệp về tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị cung cấp vận tải.

Sau gần 2 năm triển khai thí điểm, việc áp dụng ứng dụng Grab trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải cũng đạt hiệu quả rất cao với hệ số sử dụng quãng đường (số km xe có khách tính trên bình quân 100km xe lăn bánh) đạt gần 90% tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

grab-share_145468

Grab nói gì khi bị “tố” chuyển hàng nghìn tỉ ra nước ngoài? 

Hiệp hội taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber

Trước đó Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị tới cơ quan chức năng về việc dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm các loại xe hợp đồng điện tử kiểu Grab hay Uber.

Hiệp hội này cho rằng, với 44.000 xe hoạt động như taxi tại Hà Nội và 36.000 chiếc tại TP HCM, tổng lượng xe taxi và xe hoạt động như taxi dưới hình thức xe hợp đồng điện tử đã vượt xa so với quy hoạch.

“Cần dừng ngay việc gia tăng số lượng xe tham gia thí điểm, đồng thời Bộ Giao thông Vận tải phải ban hành ngay văn bản để các địa phương dừng cấp phù hiệu cho số xe này, chứ không phải việc dừng mở rộng các doanh nghiệp tham gia thí điểm”, văn bản của Hiệp hội nêu.

Đồng thời Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị cần phải thống nhất về bản chất và tên gọi của loại hình dịch vụ Grab, Uber tại Việt Nam. 

Theo hiệp hội này, trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không có dịch vụ kết nối vận tải nên Việt Nam có thể toàn quyền quyết định quản lý các hoạt động của Uber, Grab.  

Bản chất của Uber, Grab là kinh doanh dịch vụ phần mềm tham gia hoạt động vận tải là loại hình kinh doanh có điều kiện (xe dưới 9 chỗ hoạt động như taxi). 

Vì vậy, Uber, Grab phải thành lập công ty tại Việt Nam, có giấy phép cung cấp dịch vụ hoạt động vận tải và tuân thủ các điều kiện kinh doanh vận tải tại Việt Nam .

Cho rằng loại hình kinh doanh vận tải như Uber, Grab là kinh doanh có điều kiện, Hiệp hội này cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền phải quy định bắt buộc Uber, Grab thành lập công ty tại Việt Nam, có giấy phép cung cấp dịch vụ hoạt động vận tải và tuân thủ các điều kiện kinh doanh vận tải tại Việt Nam.

Trước khi có quy định quản lý chính thức để quản loại hình kinh doanh này, cơ quan quản lý cần ban hành quy định cụ thể về kích thước, màu sắc, vị trí dán logo... của các xe thí điểm đảm bảo rõ ràng, dễ nhận biết. Sở Giao thông vận tải địa phương là nơi in, cấp phát logo nhận diện.

Hiệp hội này yêu cầu các công ty kiểu Uber và Grab vừa phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, vừa không trái với thông lệ quốc tế. Cụ thể đó là phải đặt máy chủ tại Việt Nam, sử dụng tên miền Internet của Việt Nam, dữ liệu phải được kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Giao thông Vận tải. Định kỳ các Công ty công nghệ phải truyền tải thông tin tự động theo chuẩn về Tổng cục Đường bộ và Sở Giao thông Vận tải nơi quản lý để phân tích dữ liệu tập trung.

Grab, Uber cũng phải chia sẻ toàn bộ dữ liệu số lượng xe, danh sách xe, dữ liệu giám sát hành trình, số giờ lái xe liên tục quá 4 tiếng, số lần vượt quá tốc độ, số cuốc thực hiện... cho các cơ quan quản lý Nhà nước.

Grab, Uber đồng thời phải chia sẻ thông tin về doanh thu chịu thuế ở mức 20% phía Grab và Uber đang hưởng còn 80% doanh thu thuộc về đối tác... cho các cơ quan quản lý nhà nước

Hiệp hội taxi Hà Nội cũng kiến nghị sửa đổi nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải bằng ôtô phải bổ sung thêm quy định về phương thức tính tiền theo phần mềm ứng dụng đặt xe qua mạng cho loại hình taxi.

Đối với loại hình xe dưới 9 chỗ hoạt động như taxi, dùng phần mềm kết nối giữa hành khách và lái xe, tính cước thông qua phần mềm ứng dụng đặt xe qua mạng cần phải đặt, gọi tên đúng theo bản chất hoạt động là "taxi đặt xe qua mạng" để quản lý phù hợp với thực tiễn.

PV

Tin khác

Kinh tế 57 phút trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.