SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Google phát triển công cụ AI cho phép chẩn đoán tình trạng da từ hình ảnh

07:15, 20/05/2021
(SHTT) - Mới đây, Google tiết lộ một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp xác định tình trạng da, tóc và móng tay, dựa trên hình ảnh do bệnh nhân tải lên.

Tại hội nghị thường niên dành cho các lập trình viên Google I/O 2021 vừa qua, gã khổng lồ công nghệ cho biết sẽ ra mắt bản thử nghiệm của một "công cụ hỗ trợ chẩn đoán da liễu" (dermatology assist tool) sử dụng trí thông minh nhân tạo vào cuối năm nay.

Theo Google, công cụ AI này có thể nhận biết 288 tình trạng da nhưng không được thiết kế để thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y tế hiện nay.

1.jpg

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sự kiện Google I/O 2021 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến từ ngày 18 - 20/5 

Google cho biết có khoảng 10 tỷ lượt tìm kiếm các vấn đề về da, tóc và móng trên công cụ tìm kiếm của mình mỗi năm. Theo đó, công ty cũng mất ba năm để chuẩn bị cho “Dermatology Assist”.

Cụ thể, công cụ AI này phát triển dựa trên bộ dữ liệu gồm 65.000 hình ảnh về các tình trạng da thường gặp, hàng triệu hình ảnh về các dấu hiệu được mọi người quan tâm, và hàng nghìn hình ảnh khác về làn da khỏe mạnh, ở mọi sắc thái và tông màu.  

Ngoài việc sử dụng hình ảnh, ứng dụng này cũng yêu cầu bệnh nhân trả lời một loạt câu hỏi trực tuyến. Đây là chức năng dựa trên các công cụ trước đây do Google phát triển để học cách phát hiện các triệu chứng của một số bệnh ung thư và bệnh lao.

Hiện tại, không có ứng dụng trí tuệ nhân tạo nào được chấp thuận để thay thế hoàn toàn cho hình thức khám bệnh trực tiếp, song ứng dụng của Google đã được trao chứng nhận có thể sử dụng như một công cụ y tế ở Châu Âu. 

2.jpg

Những tiến bộ của AI có thể giúp các bác sĩ cung cấp phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân 

Đây không phải là AI đầu tiên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhưng Google chia sẻ rằng việc đưa công cụ này đến tay công chúng có ý nghĩa quan trọng hơn là hỗ trợ các bác sĩ.

Công cụ AI này hướng tới mục tiêu giúp người dùng hiểu biết chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của mình so với việc tự tìm kiếm thông tin trên Internet. Đồng thời, ứng dụng mới không thay thế cho lời khuyên hay hay chẩn đoán y tế truyền thống. 

Giáo sư Tim Underwood, người đứng đầu ngành khoa học ung thư tại Đại học Southampton, cho biết việc ứng dụng AI, cả trong bệnh ung thư và các lĩnh vực y học khác, có thể giúp các bác sĩ cung cấp phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các bác sĩ và nhà phát triển liên quan nói rằng AI đã được tối ưu hóa để tránh bỏ sót các tình trạng "đáng báo động " như ung thư da, nhưng công cụ trí tuệ thông minh không phải lúc nào cũng tối ưu.

Mặt trái là một số người sẽ được khuyên nên kiểm tra một triệu chứng hoàn toàn không gây nguy hiểm hoặc có thể tự khỏi.

Được biết, Dermatology Assist vẫn chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mĩ (FDA) cho phép sử dụng ở nước này, nhưng một mô hình tương tự do công ty Optellum của Anh xây dựng gần đây đã được FDA chấp thuận nhằm hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư phổi.

Ngọc Đỗ

Tin khác

Khoa học Công nghệ 59 phút trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vắc-xin chlamydia, sau những thử nghiệm ban đầu, đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn, mở ra triển vọng mới trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục.