Google nghiên cứu công nghệ biến cáp quang biển thành thiết bị cảnh báo động đất
(SHTT) - Một nhóm các chuyên gia cáp quang của Google mới đây đã hợp tác cùng các nhà địa chấn của tập đoàn Caltech mới đây đã phát triển một giải pháp công nghệ mới nhằm biến các tuyến cáp quang ngầm dưới biển thành thiết bị phát hiện động đất và sóng thần.
Động đất và sóng thần luôn được đánh giá là 2 loại hình thiên tai chết chóc nhất đối với laoì người do tính khó dự đoán của chúng. Trong khi đó, các hệ thống thăm dò địa chấn đại dương và trên bộ, ví như Hệ thống Cảnh báo sóng thần và Đánh giá đại dương (DART) nằm dưới quyền điều hành của Cơ quan Đại dương Quốc gia và Cục Quản lý các nghiên cứu đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ, chỉ có thể cung cấp một cách không đầy đủ, không tức thời về các biến cố địa chấn đại dương như động đất, sóng thần.
Thách thức nằm ở chỗ, các trận sóng xung kích di chuyển ở tốc độ âm thanh và vì thế sẽ rất khó để đưa ra cảnh báo sớm về một trận sóng thần gây đe dọa các vùng bờ biển.
Vì lý do này, các chuyên gia cáp quang của Google và các nhà địa chấn của tập đoàn Caltech mới đây đã cùng hợp tác để nghiên cứu và phát triển một hệ thống ghi nhận và cảnh báo sớm động đất và sóng thần tốt hơn. Một trong những lựa chọn được đặc biệt chú ý là tìm ra cách thức để biến mạng cáp quang thông tin rộng khắp toàn cầu thành một mạng đo địa chấn khổng lồ.

Ý tưởng biến hệ thống cáp ngầm thành mạng địa chấn để theo dõi và kịp thời cảnh báo cho con người về các trận động đất hoặc sóng thần không phải là mới, tuy nhiên, những nghiên cứu được thực hiện trước đây đều yêu cầu phải lắp đặt một thiết bị đặc biệt, sử dụng mạng cáp chạy không (độc lập với cáp quang viễn thông) hoặc cả hai, trong khi, giải pháp sử dụng cáp quang biển của nhóm nghiên cứu không cần tới yếu tố này.
Theo nhóm nghiên cứu, trong điều kiện hoạt động bình thường, sóng xung laser vốn đảm nhận việc truyền đa kênh dữ liệu được phân cực hóa. Khi những sóng xung này dội vào điểm đầu cuối, chúng sẽ được tiếp nhận, giám sát thường kỳ. Nếu thiết bị hoạt động tốt và cáp không gặp sự cố, sóng xung laser sẽ luôn được phân cực hóa. Nhưng nếu xuất hiện bất thường, hoặc cáp bị hủy hoại, sóng phân cực sẽ thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc hoàn toàn có thể giám sát các chuyển động địa chấn bằng một đường cáp sống với thiết bị tiêu chuẩn.
Trong thử nghiệm kéo dài 9 tháng của Google và Caltech, nhóm nghiên cứu đã phân tích được sóng phân cực của đường cáp này tới 20 lần trong một giây trên tuyến cáp quang Curie Cable bao trùm phía tây bờ biển bắc Mỹ và Nam Mỹ, chạy từ Los Angles (Mỹ) tới Valparaiso (Chile). Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu đã 20 lần xác định được các trận động đất từ trung bình đến lớn ở các vùng biển có tuyến đường cáp quang, với trận lớn nhất có độ lớn tới 7,7 ở ngoài khơi Jamaica.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phần lớn thời gian theo dõi sóng phân cực trên tuyến cáp này luôn ổn định, nhưng khi xuất hiện động đất hay sóng lớn, ngay lập tức sẽ xuất hiện các biến động. Từ những khác thường đó, các nhà nghiên cứu đã có thể tìm ra điểm khởi nguồn của các hiện tượng thiên tai.
Nhóm nghiên cứu cho biết, trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ phát triển một hệ thống máy chuyên về thuật toán cho phép thực hiện giám sát cáp quang tự động, loại trừ được ảnh hưởng từ các hoatj động gây nhiễu do tàu thuyền hay sinh vật biển làm dịch chuyển dây cáp.
Theo Zhongwen Zhan, giáo sư trợ giảng thuộc phòng thí nghiệm địa chấn của Viện Công nghệ California, kĩ thuật mới này có thể chuyển đổi phần lớn các tuyến cáp ngầm thành cảm biến địa vật lý có chiều dài tới hàng nghìn kilomet để xác định, cảnh báo động đất và có thể cả sóng thần trong tương lai. Nó sẽ bổ trợ cho hệ mạng lưới các trạm đo địa chấn đặt trên đất liền cùng với phao giám sát sóng thần hiện tại, giúp phát hiện từ sớm động đất, sóng thần trong đa số các trường hợp.
Thái An
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
Việt Nam phát triển thành công thuốc hỗ trợ điều trị Alzheimer từ rau đắng biển
LG tăng cường hợp tác nhằm phát triển công nghệ 6G
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
-
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
-
Việt Nam phát triển thành công thuốc hỗ trợ điều trị Alzheimer từ rau đắng biển
-
LG tăng cường hợp tác nhằm phát triển công nghệ 6G
-
Sinh viên Đại học Thủy Lợi sáng tạo làm khẩu trang từ rơm rạ
-
Microsoft Surface Laptop 4 lộ diện với nhiều tính năng ấn tượng
-
Từ tháng 5/2021, dạy học trực tuyến được phép thay thế và hỗ trợ giảng dạy trực tiếp
-
Nốt nhạc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp Bách khoa Hà Nội
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
-
15 ᵭɪềυ cҺỉ kҺɪ tɾưởпɢ tҺàпҺ tα ᴍớɪ Һɪểυ ᵭược cҺo ᴍẹ cҺα
-
Aahar Food bị cáo buộc vi phạm nhãn hiệu
-
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
-
Móп ăп ɢɪàυ cαпxɪ ɓậc пҺất, tươпɢ ᵭươпɢ ʋớɪ 10 cốc ѕữα, 30 qυả tɾứпɢ
-
Tâm sự của gái 30: ‘Chồng không lấy cũng được nhưng nhất định phải mua nhà’
-
Ѕôпɢ ɓɪểп kҺôпɢ cҺấρ tɾoпɢ ᵭục ʋớɪ αo cҺυôᴍ, пɢườɪ ᵭạɪ ℓượпɢ kҺôпɢ cҺấρ пҺữпɢ ᵭɪềυ пàч
-
Góp giỗ 5 triệu mẹ chồng chê ít: "Tôi làm 20 mâm đưa tôi 20 triệu"
-
5 chị em ruột sống thọ từ 85 đến 97 tuổi ở Hà Tĩnh
-
Bố đang ngủ say giấc, bé gái canh đúng 'ngã 3' sút thẳng bóng vào đau điếng