SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 17/03/2024
  • Click để copy

Google lao đao vì những vụ kiện bản quyền và vi phạm sáng chế

14:39, 21/02/2020
(SHTT) - Trong suốt quá trình phát triển, Google không ít lần bị vướng vào những vụ tranh chấp bản quyền và vụ kiện bằng sáng chế. Điều này đã khiến hãng công nghệ gặp nhiều rắc rối.

Vụ kiện bản quyền giữa Google và Oracle vẫn chưa có hồi kết

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2010, Oracle tố cáo Google vi phạm bản quyền hai bằng sáng chế và 37 giao diện lập trình ứng dụng (API) Java của công ty. Google đã bác bỏ cáo buộc này, hãng nói theo luật Sử dụng hợp pháp (Fair Use), công ty không cần phải có giấy phép khi sử dụng phần mềm nguồn mở. Cuối cùng, tòa án kết luận các API của Oracle không có bản quyền, nhưng có một số chức năng và tập tin bảo mật đã vi phạm quy tắc bản quyền.

Năm 2017 vụ kiện được đưa lên Tòa án phúc thẩm của Liên bang Hoa Kỳ. Năm 2018, Tòa tuyên bố việc Google sử dụng phần mềm Java của Oracle đã “vượt quá giới hạn sử dụng hợp pháp”. “Gã khổng lồ tìm kiếm” có thể phải trả cho Oracle mức tiền phạt lên đến 8,8 tỷ USD. Điều này một lần nữa lật ngược phán quyết ban hành năm 2016. Google đã đệ trình một bản kiến nghị lên Tòa án Tối cao vào đầu năm nay. Và hôm qua cơ quan này đã đồng ý tiếp nhận đơn kháng cáo của Google chống lại quyết định của Tòa án Liên bang năm ngoái theo hướng có lợi cho Oracle.

google vi pham ban quyen 1

 

Có hai vấn đề chính trong vụ tranh chấp giữa Google và Oracle. Điều thứ nhất, ngay từ đầu các API có bản quyền hay không. Với các giao diện phần mềm đã đăng ký bản quyền, việc chỉ sao chép phần cấu trúc thiết kế, không phải phần mã, theo luật là hoàn toàn hợp pháp. Điều này đã được quy định rõ ràng trong luật Sử dụng Hợp pháp.

Các nhà phát triển thường sử dụng giao diện tương tự trên các hệ điều hành khác nhau để tạo ra ứng dụng trên một hệ thống, sau đó biên dịch chúng sang nền tảng khác. Nếu tòa án quyết định các giao diện phần mềm hoàn toàn có bản quyền thì có lẽ rất nhiều lập trình viên sẽ thực sự khốn đốn.

Vấn đề thứ hai là liệu một mã code mới bản chất tương tự giao diện lập trình ứng dụng có bản quyền thì có được phép sử dụng những API đó một cách hợp pháp hay không. Google lập luận là có, trong khi Oracle nói không.

Cuộc chiến giữa hai hãng công nghệ này đã dẫn đến sự chia rẽ giữa giới công nghệ và chính quyền. Microsoft và Mozilla nghĩ quyết định của Tòa án Circuit Court sẽ gây tổn hại cho ngành công nghệ, nhưng chính phủ Mỹ lại cho rằng hành động của Google nếu được những công ty khác bắt chước sẽ gây tổn hại cho chủ sở hữu bản quyền trí tuệ.

Google bị kiện vi phạm bản quyền lời bài hát

Phía Genius nói một trang web bản quyền lời bài hát là LyricFind đã lấy lời bài hát trực tiếp từ Genius, và sau đó đến phiên Google sử dụng chúng trong kết quả tìm kiếm.

Genius tuyên bố họ phát triển một dạng đánh dấu (watermark) đặc biệt, gồm các kiểu dấu nháy đơn xen kẽ mà khi kết hợp lại sẽ ra chữ “red handed” (tạm dịch: bắt quả tang/phát hiện vi phạm) trong mã Morse. Nhờ vào bằng chứng đó, họ kiện Google vì hành vi chống cạnh tranh, và đòi khoản tiền bồi thường lên đến 50 triệu USD cho những thiệt hại tối thiểu.

Truyền thông Pháp khiếu nại Google vi phạm luật bản quyền

Ngày 20/11/2019, các tổ chức truyền thông của Pháp đã khiếu nại lên nhà chức trách nước này về việc hãng công nghệ Google của Mỹ không trả tiền đăng tải các nội dung của truyền thông Pháp.

Động thái này đánh dấu một cuộc chiến pháp lý giữa giới truyền thông Pháp và Google liên quan luật bản quyền mới của liên minh châu Âu (EU) được cho là có thể tác động lớn đến tương lai của báo chí.

Đầu năm 2019 Pháp đã phê chuẩn luật bản quyền mới của EU và là nước đầu tiên phê chuẩn luật này, trong đó quy định các nhà phát hành phải được trả tiền khi sản phẩm thông tin của họ được sử dụng đăng tải trực tuyến.

google

 

Hiệp hội báo chí APIG tập hợp hàng chục tờ báo Pháp và khu vực, cùng liên đoàn các nhà biên tập tạp chí, cáo buộc Google vi phạm luật mới này.

Phản ứng trước cáo buộc trên, Google - công ty công nghệ gần như độc quyền về dịch vụ tìm kiếm trên internet - cho rằng các bài báo, hình ảnh, video chỉ hiển thị trong các kết quả tìm kiếm của Google khi các đơn vị truyền thông đồng ý cho sử dụng các nội dung này miễn phí.

Nếu các công ty truyền thông không cho phép sử dụng nội dung miễn phí, sẽ chỉ có tiêu đề và đường dẫn tới nội dung được hiển thị.

Trong khiếu nại gửi cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp, các tổ chức truyền thông cho rằng Google đang lạm dụng vị thế áp đảo của công ty này trên thị trường.

Google bị kiện vì Android vi phạm bản quyền

Trong một tuyên bố, Oracle khẳng định hệ điều hành Android dành cho điện thoại di động của gã khổng lồ tìm kiếm đang vi phạm công nghệ Java mà Oracle nắm giữ bản quyền.

Oracle, nhà sản xuất phần mềm cơ sở dữ liệu và các công nghệ khác đã có được ngôn ngữ lập trình máy tính Java và công nghệ liên quan khi hãng thâu tóm thành công hãng Sun Microsystems. Thương vụ này đã đạt được vào hồi tháng 1 vừa qua.

Java có thể được sử dụng như một nền tảng để xây dựng các ứng dụng dành cho máy tính, các website, điện thoại thông minh (smartphone) và các thiết bị di động khác.

Trong đơn kiện trình lên tòa án khu vực ở quận Bắc California, Oracle khẳng định hệ điều hành Android của Google có bao gồm các ứng ụng Java và công nghệ liên quan. Do đó, nó vi phạm 1 hoặc nhiều hơn trong 7 bằng sáng chế khác nhau mà Google chắc chắn phải biết, Oracle lập luận, bởi Google đã thuê các cựu kĩ sư Sun Java trong những năm gần đây.

Oracle cũng tuyên bố nền tảng Android của Google còn xâm phạm bản quyền của Oracle đối với công nghệ Java.

Thái Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố số liệu thống kê đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 2023. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất thế giới.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã đăng tải bằng sáng chế của Apple về một loại màn hình gập không nếp gấp. Nếu có thể hiện thực hóa, nhà 'Táo' có thể tạo nên định nghĩa mới cho sản phẩm điện thoại gập.