SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Google Clip: Khi một robot chụp ảnh, ai sẽ là người sở hữu bản quyền?

07:16, 08/04/2018
(SHTT) - Sản phẩm công nghệ mới của Google đặt ra một câu hỏi thú vị: Khi một robot chụp ảnh, ai sẽ là người sở hữu bản quyền?

 Sản phẩm mới của Google được đặt tên là Google Clip, với thiết kế như một máy ảnh nhỏ. Tuy nhiên nó không dùng để chụp ảnh mà sẽ đánh giá những “khoảnh khắc thú vị đặc biệt” dựa trên nhiều yếu tố, sau đó Google Clip sẽ tự động chụp lại những bức ảnh ở những thời điểm thú vị đó. Vì thế, những sản phẩm của Google Clip tạo ra không phải do lập trình sẵn của con người mà dựa trên đánh giá của Trí tuệ nhân tạo.

google clip 1

 

Việc thu phí những người sử dụng ảnh được tạo ra bởi Google Clip chỉ là vấn đề thời gian, nhưng câu hỏi đặt ra là, ai sẽ là chủ sở hữu bản quyền của những bức ảnh này, Google hay chính Trí tuệ nhân tạo? Theo luật hiện hành của Australia, đáng ngạc nhiên là không ai trong số họ được hưởng quyền sở hữu này.

Luật Australia về bản quyền với các tác phẩm do máy tính tạo ra

Theo Luật bản quyền của Australia, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, bản quyền trong tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu của tác giả, đối với những bức ảnh, “người chụp ảnh” sẽ là chủ sở hữu chúng. Vì vậy, điều này đơn giản là Google sẽ không được sở hữu những bức ảnh tạo ra bởi Google Clip (dù họ là người tạo ra Google Clip) vì họ không tự tay chụp các bức ảnh này.

Thật không may là, Robot hay Trí tuệ nhân tạo cũng không được hưởng lợi trong trường hợp này. Căn cứ theo Luật bản quyền, người chụp ảnh sẽ là chủ sở hữu của những tác phẩm đó. Tuy nhiên “người” theo định nghĩa của Đạo luật diễn giải ở Australia, chỉ bao gồm cá nhân, tổ chức chính trị hoặc cơ quan doanh nghiệp nhưng không đề cập đến máy móc hay Trí tuệ nhân tạo.

Do đó theo luật Australia, không ai được sở hữu bản quyền trong các bức ảnh chụp bởi Trí tuệ nhân tạo. Các bức ảnh này chỉ đơn giản là sẽ không được bảo vệ bản quyền ở Úc, vì chúng không có "tác giả" trong phạm vi ý nghĩa của Đạo luật Bản quyền. Tòa án Liên bang Úc đã đưa ra một kết luận tương tự khi quy định các thông tin được sắp xếp bởi chương trình máy tính cũng không được bảo vệ bản quyền.

Luật sửa đổi áp dụng với các tác phẩm do máy tính tạo ra

Các cơ quan pháp lý khác, bao gồm New Zealand, Ấn Độ, Hồng Kông, Ireland và Anh, đã sửa đổi luật bản quyền của họ để cung cấp bản quyền cho các tác phẩm do máy tính tạo ra.

Tòa án Liên Minh châu Âu cũng tuyên bố trong phán quyết của họ rằng các sáng kiến được luật pháp bảo vệ phải là do trí tuệ con người tạo ra. Điều đó có nghĩa là con người phải là nhà sáng chế ra những sản phẩm đó.

Bản Quyền còn được áp dụng đối với những người lập trình viên hoặc những người sáng chế. Thậm chí nó còn được ghi rõ trong mục 9(3) của Điều Luật Bản Quyền, Thiết kế và Bằng Sáng Chế của Anh Quốc.

“Trong trường hợp các tác phẩm văn học, kịch, nghệ thuật hoặc âm nhạc do máy tính tạo ra, tác giả được luật pháp công nhận phải là những người tham gia vào công việc thiết lập chương trình cho máy tính thực hiện công việc sáng tạo”.

Điều luật này đặt ra một câu hỏi là vậy người được công nhận quyền tác giả là những người thiết lập máy tính để tạo ra tác phẩm, hay người lập trình viên?

Đối với các bức ảnh được tạo ra bởi Google Clip, Luật bản quyền cũng trở nên rắc rối khi không thể xác định người sở hữu các bức ảnh này là lập trình viên – người sắp xếp, lập trình để Trí tuệ nhân tạo tự chụp được những khoảnh khắc đắt giá hay Google, với tư cách là chủ sở hữu của Trí tuệ nhân tạo – thứ thực sự tạo ra những bức ảnh?

Trường hợp "chú khỉ selfie" ở Mỹ

Một trường hợp tranh chấp bản quyền khá nổi tiếng ở Mỹ là “chú khỉ selfie” khi nhiếp ảnh gia David Slater thiết lập máy ảnh và dụ con khỉ để nó tự chụp ảnh mình. Khi hình ảnh này được lan truyền rộng rãi trên mạng, câu hỏi ai là người được sở hữu bản quyền trong trường hợp này theo luật Mỹ bắt đầu nổ ra.

google clip

 

David Slater yêu cầu blog Techdirt và Wikipedia không được sử dụng bức hình mà không có sự cho phép của anh. Tuy nhiên Wikipedia không đồng ý vì cho rằng con khỉ mới là đối tượng chụp bức ảnh. Vụ án càng trở nên rắc rối khi Tổ chức Bảo vệ quyền lợi Động vật (PETA) cũng tham gia vào trận chiến khi cho rằng chú khỉ mới là chủ sở hữu bức hình nổi tiếng này. Tuy nhiên, tòa án cũng đã bãi bỏ yêu cầu của PETA vào năm 2016 và cho rằng, động vật không phải đối tượng trong quy định của luật bản quyền.

Định hướng tương lai cho luật Australia

Từ chối cấp phép bảo vệ bản quyền tác phẩm do máy tính tạo ra dường như ngày càng trở nên khó giải quyết vì trí thông minh nhân tạo phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc và những tác phẩm nghệ thuật (như tranh, nhạc, và thậm chí cả tiểu thuyết) được tạo ra bởi máy móc ngày càng nhiều.

Cuối cùng, các nhà lập pháp Australia sẽ phải giải quyết vấn đề này. Điều này có nghĩa là Australia cũng sẽ áp dụng Luật bản quyền tương tự như của Vương quốc Anh và New Zealand, theo đó quyền sở hữu bản quyền được cấp cho người sáng tạo/chủ sở hữu chương trình máy tính tạo ra tác phẩm đó.

Có lẽ đây là một triển vọng tốt cho ngành công nghệ nhưng tương lai vẫn còn xa vời. Một Skynet - hệ thống tự vận hành độc lập, có suy nghĩ và điều khiển toàn bộ hệ thống tiện nghi, quân sự của con người mà trong tương lai có thể quay lại hủy diệt chính nhân loại khi nó nhận thấy nguy hiểm là mối đe dọa thực sự với thế giới.

Vũ Thảo

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.