SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 08/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Google, Apple và Amazon bị kiện vì bán bản quyền âm nhạc mà không xin phép

07:16, 22/05/2019
(SHTT) - Các ông lớn trong làng công nghệ như Apple và Google, Amazon, Microsoft, Pandora đều đang vướng vào một vụ kiện lớn liên quan tới vấn đề bản quyền âm nhạc. Các công ty này bị tố bán tác phẩm âm nhạc nhái của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng với con số đến 6.000 bản.

Người kiện các “ông lớn công nghệ” là con trai của cố nhạc sỹ Harold Arlen, đồng thời cũng chịu trách nhiệm cho nhiều bản nhạc cổ điển bao gồm bài Over the Rainbow. Anh đã đệ đơn kiện Apple, Amazon, Google, Microsoft và Pandora về việc các công ty này bán những bản thu âm không được cấp phép của nhiều ca khúc nổi tiếng do cha anh sáng tác.

Tờ Forbes cho biết trong đơn kiện có ghi rõ, các công ty này tham gia vào một "chiến dịch vi phạm   âm nhạc quy mô lớn" với hơn 6.000 bản thu âm vi phạm bản quyền đã được phát hiện.

apple bi kien

 

Được biết, nhạc sỹ Arlen đã sáng tác nhiều bản nổi tiếng cho hãng phim 20th Century, nhạc kịch của Broadway. Bài Over the Rainbow được sáng tác cùng người viết lời E. Y. Harburg cho phim The Wizard of Oz, từng thắng giải Academy Award vào năm 1939 ở hạng mục Best Original Song. Ngoài ra, ông Harold Arlen còn viết cho phim A Star is Born bản năm 1954 với những người khác như Gershwin và Johnny Mercer. Nhạc sỹ Arlen qua đời năm 1986.

Trong vụ kiện, nhiều bài nhạc trái phép trên các cửa hàng trực tuyến đã được chỉ ra. Hiện người dùng vẫn có thể truy cập một số phiên bản không được cấp phép của các ca khúc nổi tiếng được đề cập tới trong đơn kiện trên các cửa hàng trực tuyến. Chẳng hạn, hiện có hai album "Once Again…" của Ethel Ennis có sẵn trên dịch vụ Apple Music, nhưng phần bìa album đã được chỉnh sửa bằng phần mềm vi tính để loại bỏ logo của hãng thu âm RCA Victor.

apple bi kien 1

 

Một trường hợp khác, người truy cập có thể thấy mức giá khác nhau giữa hai bản sao kỹ thuật số của nhạc kịch Jamaica được bán trên Amazon. Toàn bộ album gốc phát hành bởi hãng Masterworks Broadway có giá 9,99 USD, mỗi bài là 1,29 USD. Trong khi đó, album nhái từ Soundtrack Classiscs bán với giá 3,99 USD và 0,99 USD cho từng bản.

Tổng cộng, đơn kiện đã đề cập tới 216 trường hợp vi phạm bản quyền, trong một văn bản dài tới 148 trang. Cùng với các công ty công nghệ lớn, đơn kiện cũng đề cập đến nhiều nhà phát hành khác nhau có sử dụng các bản thu bất hợp pháp trong các catalog nhạc của mình. Đơn kiện yêu cầu các bên vi phạm phải chấm dứt ngay việc bán các bản sao bất hợp pháp, bồi thường các thiệt hại đã gây ra và trả chi phí thuê luật sư cho bên nguyên đơn.

Hải Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 6/12, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố chính thức sở hữu bản quyền phát sóng EURO 2024. Theo đó, TV360 sẽ có quyền phát sóng độc quyền toàn bộ 51 trận đấu vòng chung kết của giải đấu này.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Việc biến “Mật mã Da Vinci” thành “1984” đồng nghĩa với việc Shrigley phá hủy tác phẩm văn học của Dan Brown. Liệu hành động này có đang vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của tác giả “Mật mã Da Vinci” không?
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số, điều này gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn tới các nhà sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế công nghiệp văn hóa nói chung. Do đó, cần có hành lang pháp lý mạnh hơn để bảo vệ bản quyền trên Internet.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Tại Việt Nam, xâm phạm bản quyền điện ảnh trên không gian mạng đang trở thành vấn nạn, không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu của điện ảnh nội địa mà còn làm hẹp lại cánh cửa hợp tác với quốc tế.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Sáng 22/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII, tại TP Đà Lạt đã diễn ra Hội thảo Bảo hộ bản quyền trong phát triển công nghiệp điện ảnh.