SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng: Đối tượng nào được hỗ trợ? Điều kiện để được hỗ trợ ra sao?

07:22, 26/02/2022
(SHTT) - Theo dự thảo của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được hỗ trợ lãi suất cho một số mục đích vay nhất định và phải đảm bảo khả năng trả nợ, khả năng phục hồi,...

Triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 11. Theo đó, ngân sách sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm tối đa 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản vay cho doanh nghiệp (DN), HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ và có khả năng phục hồi trong một số ngành, lĩnh vực.

tm-img-alt
Trong quý I/2022, triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Theo dự thảo Tờ trình Chính phủ, mục đích ban hành của Nghị định nhằm hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh để tạo động lực phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Qua đó, tăng trưởng GDP có thể đạt mục tiêu góp phần đạt mục tiêu 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: "Hiện nay, NHNN đang triển khai việc xây dựng và sớm hoàn thiện hành lang pháp lý triển khai gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 20% cho các đối tượng được Quốc hội và Chính phủ quy định. Theo đó, Nghị định này sẽ hoàn thành trong quý I/2022 và sẽ được ban hành, triển khai".

Các nhóm ngành, lĩnh vực sẽ được hỗ trợ giảm lãi suất

Các nhóm ngành, lĩnh vực được hỗ trợ bao gồm hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (đã bao gồm máy móc, trang thiết bị, thuốc, hoá dược, dược liệu); xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin.

Bên cạnh đó, mục đích sử dụng vốn vay để xây dựng nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua; xây dựng nhà ở xã hội; cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố cũng nằm trong nhóm được vay.

Các khoản vay của khách hàng sẽ được hỗ trợ giảm lãi suất đến hết ngày 31/12/2023 hoặc tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đạt tối đa 40.000 tỷ đồng.

Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất 2%/năm

Để được hỗ trợ lãi suất, khách hàng phải có đơn đề nghị và được ngân hàng cho vay chấp thuận tại thời điểm giải ngân hoặc thời điểm ký kết thỏa thuận cho vay. Định kỳ trả lãi, khách hàng vay sẽ được ngân hàng giảm trừ trực tiếp số tiền lãi vay phải trả bằng với số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất.

tm-img-alt
Giảm lãi suất cho vay "tiếp sức" cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

Dự thảo cũng quy định khách hàng sẽ không được hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay của khách hàng có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả, khách hàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ lãi suất sau khi đã trả hết số dư nợ gốc quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.

Ngoài ra, khoản vay của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không được giữ nguyên nhóm nợ không được hỗ trợ lãi suất kể từ ngày cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Khách hàng chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất khi trả đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 1 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại.

Nhóm NHTM cho vay là nhóm chủ lực trong cho vay đối với nền kinh tế, với quy mô dư nợ chiếm 94% tổng dư nợ cho vay của hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngân hàng được cấp bù lãi suất như thế nào?

Ngân sách nhà nước sẽ. thực hiện cấp bù lãi suất đối với NHTM đối với khoản giảm trừ lãi suất này. 

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước số tiền 40.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển cho Bộ Tài chính để thực hiện tạm cấp bù lãi suất, quyết toán cấp bù lãi suất cho các NHTM.

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm cấp bù lãi suất quý của NHTM, Bộ Tài chính thực hiện tạm cấp bù lãi suất với số tiền tạm cấp bằng 90% số tiền NHTM đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Khi tổng số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đạt khoảng 35.000 tỷ đồng, NHNN phối hợp Bộ Tài chính chuyển quản lý bằng phương pháp phân bổ hạn mức số tiền hỗ trợ lãi suất còn lại để đảm bảo tổng số tiền hỗ trợ không vượt quá 40.000 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng có gây "sốt nóng" BĐS?

Với gói hỗ trợ trên, đã có nhiều ý kiến khác nhau trong đó có lo ngại ảnh hưởng đến giá cả thị trường BĐS. Nhiều ý kiến cho rằng, để gói hỗ trợ minh bạch, hiệu quả thì nên hướng dòng tiền vào đúng chỗ.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, các gói hỗ trợ kích thích kinh tế sẽ là một trong những động lực quan trọng để phát triển sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng nói chung. Mặc dù vậy, sẽ khó có gói hỗ trợ riêng trực tiếp cho thị trường BĐS.

tm-img-alt
Gói hỗ trợ 40.000 tỷ có thể tác động đến thị trường BĐS nhưng sẽ không lớn. Ảnh minh họa.

Chuyên gia BĐS Nguyễn Thế Điệp nhận định: “Doanh nghiệp BĐS sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ những công trình đầu tư công như hạ tầng giao thông, xã hội, các DN mở rộng sản xuất - kinh doanh cần thêm mặt bằng, người lao động hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ,… từ đó thúc đẩy sức mua”.

Cũng có nhưng ý kiến lo ngại các gói hỗ trợ trên sẽ làm nóng thị trường BĐS. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết các gói hỗ trợ trên có thể tác động đến thị trường BĐS nhưng sẽ không lớn.

Cụ thể, với lo ngại các "cò đất" mượn thông tin để đẩy thị trường, theo ông Khởi, gói hỗ trợ trên tập trung chủ yếu cho các ngành, hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu.

BĐS tập trung vào 3 loại hình chủ yếu là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ. Trong đó, gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng là cho toàn ngành kinh tế, Bộ Xây dựng đã có đề xuất dành một phần cho các DN đầu tư vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng 3 loại hình đã nêu. 

Ông Khởi cho biết, các dự án được hưởng gói ưu đãi trên chắc chắn không phải dự án đang làm thủ tục mà phải là các dự án đã xong thủ tục và có thể sẽ khởi công vào giữa năm hoặc cuối năm nay, để có thể thúc đẩy chuyển tiền vào thực hiện dự án trong giai đoạn hai năm 2022 - 2023. Đặc biệt là các dự án đang triển khai và sớm hoàn thiện để có thể hỗ trợ cho người mua nhà tiếp cận gói vay.

Quỳnh Anh

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 7 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 7 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.