SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Góc sáng chế: Những chiếc xe điện "made in Việt Nam" của những người thợ không chuyên

14:38, 02/10/2018
(SHTT) - Mặc dù chỉ là những lão nông, những người thợ không chuyên nhưng ông Trần Văn Tâm hay anh Lê Ngọc Sơn đã khiến nhiều người phải trầm trồ bởi những sáng chế xe điện "made in Việt Nam" của mình.

Người thợ chưa học hết lớp 9 chế tạo ôtô "Made in Vietnam"

Người thợ được nhắc đến trên là ông Trần Văn Tâm, ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. 

Chiếc ô tô của ông Tâm thu hút sự chú ý với thiết kế nhỏ gọn, có 4 chỗ ngồi với chiều dài 3m, cao 1,6m và rộng 1,4m.

Xe có vận tốc tối đa 50km/h và khi sạc đầy có thể chạy được 160km mới phải sạc lại. Việc sạc pin có thể thực hiện ở bất cứ đâu có điện 220V. Trên xe có cả máy lạnh và hệ thống karaoke kết nối với điện thoại qua mạng bluetooth.

xe dien

 

Đặc biệt, hai cửa xe CITY 18 không mở ra hai bên như ô tô thông thường mà được thiết kế dạng cánh gấp, khi mở được nâng thẳng lên trên giống hình ảnh đại bàng tung cánh nhờ hệ thống thủy lực.  

Hiện ông Tâm đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp và mong muốn kêu gọi nhà đầu tư cùng tham gia sản xuất công nghiệp.

Trao đổi với Đất Việt, ông Tâm cho biết, ông mất gần 3 năm để làm chiếc ô tô điện CITY 18 và đến nay, chiếc xe cũng mới chỉ hoàn thiện 60%, ông đang tiếp tục thiết kế dàn máy mới cho xe.

Học vấn lớp 5 chế tạo xe điện

Như thông tin được đăng tải trên báo Thanh Niên, anh Lê Ngọc Sơn (ngụ P.8, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), sinh ra ở Quảng Nam, lớn lên ở Tánh Linh (Bình Thuận), chính là chủ nhân của chiếc xe điện. Những lúc rảnh rỗi, Sơn lên mạng tìm hiểu cách vận hành của xe điện, rồi phác thảo kiểu xe trên giấy. Tiếp đó, anh mua vật tư, bình ắc quy, mô tơ giảm tốc, sắt, tôn… Từ đầu tháng 8, Sơn bắt tay thực hiện “giấc mơ” của mình.

xe dien 1

 Ảnh: Thanh Niên

Sơn cho biết khâu khó nhất là làm sao để chiếc vô lăng quay được góc rộng nhẹ nhàng và điều khiển xe chạy theo ý mình. Tiếp đến phải nghiên cứu để ô tô có thể chạy lui. Sau nhiều lần tháo tới tháo lui, chỉnh sửa với động cơ điện 24 V, 450 W cùng với IC điều tốc mô tơ gắn vào chân ga và công tắc đảo chiều, chiếc ô tô điện vận hành trơn tru. Sơn còn lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, còi, gương chiếu hậu bằng những vật liệu có sẵn trong nhà.

Sau khi “bộ não” chiếc xe điện vận hành tương đối hoàn chỉnh, Sơn bắt tay làm phần vỏ cho chiếc xe với kích thước dài 1,5 m, rộng 1,2 m theo mô hình xe Jeep trông khá vui mắt.

Cha tự chế "xế hộp” chạy điện để chở con đi học

Được biết chiếc xe "ô tô" nhỏ tự chế được nhắc đến trên là của của anh T., trú xã Nghi Ân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Để tránh mưa nắng khi chở con đi học, anh T. đã tự mày mò, lắp ráp một chiếc xe ô tô nhỏ từ các bộ phận của xe đạp điện cũ, và các bộ phận tự chế từ các loại phế liệu. Xe có đầy đủ các bộ phận chân ga, phanh, ghế ngồi, đèn xi nhan, vô lăng, cửa, cốp đựng đồ, loa nghe nhạc...

xe dien 2

 Ảnh: Người lao động

Chia sẻ trên báo Người Lao Động, anh T cho biết xe sử dụng cơ chế điện năng như xe đạp điện, mỗi lần phải sạc 8 giờ đồng hồ, mỗi lần sạc có thể chạy xe khoảng 30 km. Được biết, chiếc xe "ô tô" trên T. được anh T. tự chế trong vòng 2 tháng, xe có thể chở được tối đa 6 trẻ nhỏ, 3 người lớn.

Nam sinh lớp 9 chế tạo ô tô điện từ gỗ và phế liệu để chở các em nhỏ đi học

Được biết, em Lê Thiên Ân sinh năm 2003, là học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Vinh Thanh, xã Vinh Thanh (Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).

Ân có một đam mê đặc biệt với những chiếc ô tô nên ngay từ nhỏ em đã có ao ước sẽ sở hữu riêng được một chiếc ô tô do chính mình sáng chế.

Sau khi lên ý tưởng, vào đầu năm lớp 7, cậu học sinh này đã bắt tay hiện thực hóa ý tưởng của mình và tận dụng những đồ phế liệu để chế tạo xe.

xe dien 3

 

Với hơn 2 tuần mày mò và tìm hiểu, Ân đã cơ bản hoàn thành được chiếc xe ô tô của mình. Tuy nhiên chiếc xe phải sử dụng quá nhiều sức người để di chuyển nên Ân quyết định nâng cấp để chiếc xe được chạy bằng điện.

Sau 3 tuần miệt mài, chiếc xe cũng được hoàn thiện. Xe chạy bằng bình điện ắc quy có chiều dài khoảng 1,3m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,5m, có hai chỗ ngồi và có thể chạy được khoảng 7km nếu đi hai người và sạc đầy điện.

Theo chia sẻ trên báo điện tử Tổ Quốc, Ân cho biết: “Vật liệu để làm ra chiếc xe này chủ yếu được em tận dụng từ những thanh gỗ bỏ đi trong xưởng gỗ của bố mình. Chỉ những bộ phận quan trọng như bình ắc quy, dây ga, dây phanh thì em đặt mua trên mạng sau đó về chế lại cho phù hợp để lắp ráp nên chi phí cũng không lớn, chỉ khoảng 5,5 triệu đồng. Đặc biệt, do xe chạy bằng điện nên không có khói bụi và rất thân thiện với môi trường”. Sản phẩm của Ân đã được đánh giá cao về tính hữu ích.

Thanh Trà(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Liên kết hữu ích