Giới khoa học phản ứng như thế nào về vụ việc tạo ra hai em bé biến đổi gen?
Sáng ngày 27/11, Tân Hoa Xã cho biết Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã ra lệnh lập tức điều tra về cuộc thí nghiệm của ông Hạ Kiến Khuê (Jiankui He).
Trước đó, theo AFP, nghiên cứu của ông Hạ được nhắc đến trên tạp chí khoa học MIT Technology Review vào ngày 25/11. Bài viết trên tạp chí Mỹ nằm trong số các tài liệu được đội nghiên cứu của ông Hạ đăng tải trên mạng nhằm tuyển thêm các cặp đôi tình nguyện tham gia cuộc thí nghiệm cặp đôi em bé song sinh được điều chỉnh gen.
Và vào ngày 26/11, ông Hạ Kiến Khuê thông qua một video đăng tải trên Youtube đã công khai tuyên bố có một cặp em bé song sinh đã ra đời vài tuần trước với các ADN được chỉnh sửa để kháng nhiễm HIV.
Nhóm nghiên cứu của ông Hạ nói đã sử dụng CRISPR - một họ các trình tự ADN trong vi khuẩn, để biến đổi gen phôi thai tạo ra một cặp bé gái sinh đôi khỏe mạnh. Đây là cặp sinh đôi đầu tiên được sinh ra với sự can thiệp của công nghệ chỉnh sửa gen.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết hai cháu bé, Lulu và Nana, được sinh ra từ biện pháp thụ tinh nhân tạo nhưng sử dụng trứng đã được điều chỉnh đặc biệt trước khi cấy vào tử cung người mẹ.
“Ngay sau khi ghép tinh trùng của người cha vào trứng, các bác sĩ sẽ cấy thêm protein CRISPR/Cas9 và thực hiện một cuộc “phẫu thuật gen” với mục tiêu bảo vệ các cháu bé trong tương lai không bị lây nhiễm HIV”, ông Hạ nói.
Nghiên cứu của ông Hạ sau khi được công bố nhận được rất nhiều sự phản đối từ giới khoa học không chỉ của Trung Quốc mà còn ở khắp nới trên thế giới.
Nhóm hơn 120 nhà khoa học Trung Quốc lập tức ký tên vào một lá thư, trong đó gọi công trình trên là "điên rồ" và giáng một đòn mạnh vào "danh tiếng toàn cầu" của ngành khoa học nước nhà. Để trấn an dư luận, Ủy ban Sức khỏe quốc gia Trung Quốc ra lệnh lập tức điều tra thí nghiệm trên.
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Miền Nam ở TP Thâm Quyến, nơi ông He làm việc, cũng có bước đi tương tự đối với vụ việc dường như đã "vi phạm nghiêm trọng đạo đức và quy tắc ứng xử" của trường.
Điều chỉnh gen được xem là biện pháp tiềm năng chữa trị các loại bệnh có khả năng di truyền. Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi dữ dội vì những thay đổi gen sẽ di truyền sang nhiều thế hệ và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến quỹ gen chung của nhân loại.
Chỉnh sửa gen ở người cùng bị coi là vùng cấm đối với giới nghiên cứu khoa học do xác xuất xảy ra sai sót là vô cùng lớn và không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nếu như tạo ra được những cá thể với sự can thiệp chỉnh sửa gen. Việc làm này không chỉ vi phạm tới vấn đề đạo đức con người mà còn gây ảnh hưởng lớn tới xã hội cả trong trường hợp thành công hay không thành công.
Hiện tại, một nhóm chuyên gia độc lập đã được Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam thuê để điều tra xác minh về nghiên cứu của ông Hạ. Trong khi, ông chưa thể công bố chi tiết nghiên cứu của mình trên bất kỳ tạp chí khoa học nào. Danh tính hai đứa trẻ [nếu có] cũng được giữ bí mật.
Tại thời điểm này, chưa có bất kể bằng chứng nào cho thấy hai đứa trẻ được chỉnh sửa gen đang sống giữa chúng ta, ngoại trừ chính tuyên bố của ông Hạ Kiến Khuê.
-
Nắm rõ nhược điểm của Yamaha Nozza Grande trước khi xuống tiền mua
-
"Edison vô dụng" - Nhà sáng chế thu hút nhiều sự chú ý nhờ vào các phát minh hài hước
-
Apple lộ thiết kế của iPhone tương lai
Nam An (t/h)